04/01/2020 22:47 GMT+7

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt

TIẾN VŨ
TIẾN VŨ

TTO - Trong truyền thống văn hóa của người Việt, mâm cỗ và mâm ngũ quả có ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết. Mỗi vùng miền lại có cách bài trí khác nhau nhưng vẫn mang những giá trị, ý nghĩa chung.

Làm bánh khoái Huế tại Tet Festival 2020 - Video: TIẾN VŨ

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 2.

Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh trang trí mâm cỗ ngày Tết trong khu nhà miền Trung - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tết là dịp rất đặc biệt trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, là ngày của sự đoàn viên gia đình. Trong ngày lễ quan trọng ấy, mâm cỗ và mâm ngũ quả chính là biểu trưng của tình thân, sự kết nối và văn hoá nguồn cội.

Biết bao yêu thương mà ông bà cha mẹ dành cho con cháu, sự trân quý của gia chủ dành cho bạn bè, họ hàng, khách khứa đều được gửi trọn trong mâm cỗ này. Câu thành ngữ "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết" cũng là nói đến vai trò quan trọng của mâm cỗ trong ngày đầu năm.

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 3.

Mâm cỗ miền Bắc được nghệ nhân trình bày trên chiếu cói, bình dị và đẹp mắt - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bên cạnh mâm cỗ, mâm ngũ quả cũng được trưng bày trang trọng trên bàn thờ gia tiên trong ngày Tết Nguyên đán.

Dù mỗi vùng miền có cách chuẩn bị khác nhau, tất cả đều có điểm chung là tấm lòng hiếu thảo của con cháu dành cho tổ tiên. Bên cạnh đó là mong muốn về một năm hạnh phúc, viên mãn, đủ đầy.

Tại Lễ hội Tết Việt, khách tham quan được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân trưng bày mâm cỗ và mâm ngũ quả theo phong cách riêng của ba miền Bắc - Trung - Nam do các nghệ nhân Lý Sanh, Hồ Đắc Thiếu Anh và Triệu Thị Chơi thực hiện. 

Theo nhà nghiên cứu văn hóa, Th.S Nguyễn Thành Luân, mâm cỗ tết của người miền Bắc có bánh chưng (nhiều địa phương dùng bánh giầy), gà luộc, thịt đông, canh măng, chân giò hầm nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi (gấc, đỗ), thịt gà, giò lụa, giò mỡ, chả quế, dưa hành muối.

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 4.

Các món ăn truyền thống trong cỗ Tết miền Bắc - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Mâm cỗ của người miền Trung có xôi, thịt heo quay, cá rô chiên, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim. Nếu cúng tổ tiên trước khi ăn thì có thêm khoai, sắn, lạc, chè. Có nơi như ở Quảng Nam sử dụng phổ biến bánh tổ Hội An.

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 5.

Mâm cỗ Tết cổ truyền miền Trung - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Mâm cỗ được người dân Nam Bộ rất coi trọng, phổ biến thường có nồi thịt kho nước dừa, khổ qua hầm, nem bì, củ kiệu ngâm, bánh tráng, dưa món, thịt chua, tai heo.

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 6.

Một số món trong mâm cỗ Tết miền Nam - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Mâm cỗ Tết góp phần giữ gìn truyền thống của người Việt qua hàng ngàn năm. Đó là cách để các thế hệ con cháu các dòng tộc kết nối, đoàn tụ với nhau trong ba ngày Tết, và cũng là thông điệp truyền thống của mỗi người đối với quê hương, đất nước.

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 7.

Bên cạnh mâm cỗ, mâm ngũ quả cũng là một trong những thứ quan trọng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong ngày tết - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Mâm ngũ quả có năm loại trái cây, thường được các gia đình Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán.

Thông qua cách trình bày, màu sắc và tên gọi của năm loại trái cây trong mâm ngũ quả này, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn, nguyện cầu cho năm mới.

Trong buổi tối ngày thứ hai của lễ hội Tết Việt - Tet Festival (4-1), nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh đã đem mâm cỗ lên sân khấu và chia sẻ về nghi thức cúng giao thừa.

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 8.

Phần sân khấu khoá nghi lễ cúng giao thừa - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đông đảo khách tham quan cũng có dịp chiêm ngưỡng màn quảng diễn bánh khoái Huế do đầu bếp Nguyễn Hoàng Quý thực hiện. Ngay sau đó, du khách và ban tổ chức cùng thực hiện bánh cuốn chả Pitopya dài 20m.

Trong ngày thứ hai, các hoạt động lễ tết, ăn Tết, chơi Tết, xem Tết, chợ Tết vẫn diễn ra đồng thời và thu hút số lượng khách tham quan tới ngày càng đông. Dự kiến sau 3 ngày tổ chức (3,4 và 5-1), số lượng khách tham quan Lễ hội Tết Việt tại công viên Lê Văn Tám (TP.HCM) sẽ lên tới 40.000 người.

  

Các hoạt động khác tại lễ hội:

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 9.

Cuộc thi ăn mì cay nhận quà tại gian hàng Acecook - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 10.

Những màn múa lân đẹp mắt tạo không khí sôi động cho lễ hội - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 11.

Các gian hàng ẩm thực hoạt động liên tục để phục vụ thực khách - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trưng bày mâm cỗ, mâm ngũ quả 3 miền trong Lễ hội Tết Việt - Ảnh 12.

Từ trái qua: á hậu Tường San, đầu bếp Jack Lee, á hậu Tú Anh giao lưu với khách tham quan tại gian hàng Chin-su - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Làm bánh cuốn chả khổng lồ tại Tet Festival 2020 - Video: TIẾN VŨ

Ngắm những không gian tết cổ truyền của ba miền ở Ngắm những không gian tết cổ truyền của ba miền ở 'Lễ hội Tết Việt'

TTO - Không gian tết ba miền Bắc - Trung - Nam được tái hiện lại ở "Lễ hội Tết Việt 2020" trở thành điểm đến lý tưởng để du khách lưu giữ những tấm hình kỷ niệm bên gia đình, bạn bè trong ngày đầu năm.

TIẾN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp