Một góc triển lãm đồ sứ ký kiểu tại Huế - Ảnh: Th. Lộc |
Đây là hai trong số 61 hiện vật tại cuộc triển lãm Đồ sứ ký kiểu của nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng, khai mạc tại Bảo tàng văn hóa Huế ngày 22-11 và kéo dài đến hết ngày 1-12.
Trong đó tô Thuận Hóa vãn thị in bài thơ tả cảnh buổi chợ chiều ở Thuận Hóa - thủ phủ xứ Đàng Trong chừng 300 năm trước; đĩa Ngự y chính ký viết bài thơ Nôm được đặt làm khoảng cuối thế kỷ 18.
Ngoài hai hiện vật được xem duy nhất hiện nay ở VN nói trên, triển lãm còn có nhóm đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đồ sứ ký kiểu thời các vua Nguyễn. Sưu tập có cả đồ ngự dụng và quan dụng, được đặt làm ở Trung Quốc và các nước châu Âu như Anh, Pháp...
Cùng ngày, buổi thuyết trình "Thưởng ngoạn đồ sứ Việt Nam" do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày cũng thu hút đông đảo thính giả ở Huế.
Ngoài vai trò là nguồn tư liệu quan trọng giải mã nhiều vấn đề văn hóa lịch sử, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho rằng rất nhiều bài thơ viết trên đồ sứ ký kiểu (phần lớn của các đấng quân vương) là nguồn bổ sung vào văn học xứ Đàng Trong vì sách sử không hề viết đến. Chữ Nôm trên đồ sứ kỷ kiểu cũng giúp đính chính những chữ Nôm mà người đời sau viết sai.
Vào đầu thế kỷ 20, những người Pháp gọi nhóm đồ sứ do triều đình đặt làm ở nước ngoài là Bleu de Hue, mà sau này học giả Vương Hồng Sển gọi là Đồ sứ men lam Huế. Tuy nhiên trước đó, Huỳnh Tịnh Của xác định nhóm đồ này là đồ sứ ký kiểu, tại sách Đại Nam quốc âm tự vị ấn hành năm 1895.
Chữ “kiểu” ở đây nằm trong “đồ kiểu” mà người dân quen gọi những chén bát cao cấp, chủ yếu để thờ tự và sử dụng trong những dịp cúng giỗ, tiệc tùng quan trọng.
Ngoài ra, khái niệm “men lam” cũng không phản ánh đầy đủ nội hàm loại hình hiện vật, vì đồ ký kiểu vốn rất nhiều màu chứ không chỉ là màu xanh lam...
Chiếc đĩa Ngự y chính ký và tô Thuận Hóa vãn thị tại triển lãm - Ảnh: Th. Lộc |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận