22/09/2023 18:44 GMT+7

Trưng bày 199 tác phẩm của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

199 tác phẩm của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm thuộc bộ sưu tập Trần Hậu Tuấn vừa được giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu nghệ thuật nhân dịp ra mắt cuốn sách 'Nguyễn Tư Nghiêm'.

Công chúng thưởng lãm bộ tranh rồng bột màu trên giấy dó được họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ năm Bính Thìn 1976 - Ảnh: T.T.D.

Công chúng thưởng lãm bộ tranh rồng bột màu trên giấy dó được họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẽ năm Bính Thìn 1976 - Ảnh: T.T.D.

Diễn ra từ nay đến hết ngày 1-10 tại 357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình, TP.HCM, đây được xem là cuộc trưng bày nhiều tác phẩm Nguyễn Tư Nghiêm nhất từ trước đến nay.

Cơ hội thưởng thức nhiều tác phẩm quý

Công chúng có dịp thưởng lãm 150 tranh bột màu, 38 tranh phác thảo được vẽ pastel, mực và khắc gỗ, 2 tranh sơn dầu, 8 tranh sơn mài và 1 sơn mài vẽ trên thớt gỗ của cố danh họa.

Sinh năm 1918 tại Nam Đàn, Nghệ An, Nguyễn Tư Nghiêm là họa sĩ vẽ tranh sơn mài, sơn dầu và bột màu nổi tiếng, một trong số ít họa sĩ Việt vươn tầm thế giới. Ông là người mất sau cùng (năm 2016) trong bộ tứ danh họa tài hoa của mỹ thuật Việt Nam "Nghiêm - Liên - Sáng - Phái".

Cố họa sĩ để lại lượng tác phẩm đồ sộ suốt hành trình 70 năm sáng tác. Tranh của ông thường bắt nguồn từ đề tài dân gian Việt Nam nhưng mang phong cách hiện đại, ấn tượng.

Góc tranh sơn dầu trên giấy dó điệu múa chèo cổ của Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: T.T.D.

Góc tranh sơn dầu trên giấy dó điệu múa chèo cổ của Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: T.T.D.

Theo nhà nghiên cứu Thái Bá Vân, nghệ thuật Nguyễn Tư Nghiêm bao hàm một ngữ pháp tổng hòa về nhịp điệu, đường nét và hình tượng của nghệ thuật truyền thống dân tộc.

Danh họa từng nhiều lần khẳng định: "Tôi không gắn bó với một nghệ thuật nước ngoài nào cả. Tôi chỉ tìm nơi dân tộc, và thấy trong dân tộc có nhân loại và hiện đại". 

"Nghệ thuật không thể thiếu cái bí mật, và cái tôn thiêng. Điều này buộc ta phải vượt bỏ cái kiến thức tri giác để đi đến cái kiến thức thẩm mỹ.

Trước một điệu múa cổ, một Thánh Gióng, một con rồng, một vòm cây, một Thúy Kiều... của ông, ta đừng đặt câu hỏi, rằng Nguyễn Tư Nghiêm đã dùng phương tiện hội họa nào, mà nên hỏi rằng vì sao phương tiện hội họa ấy đã được ông lựa chọn ưu tiên, để nói lên cái nhìn riêng của mình vào thế giới" - nhà nghiên cứu Thái Bá Vân nói.

Các tác phẩm về "Kiều & Kim Trọng" của Nguyễn Tư Nghiêm trong góc minh họa Truyện Kiều - Ảnh: T.T.D.

Các tác phẩm về "Kiều & Kim Trọng" của Nguyễn Tư Nghiêm trong góc minh họa Truyện Kiều - Ảnh: T.T.D.

"Tiếng thì thầm của cây đàn cổ"

Sinh thời, Nguyễn Tư Nghiêm rất hiếm khi triển lãm tác phẩm. Ông từng có một triển lãm cá nhân vào cuối những năm 1980, và một cuộc trưng bày khác năm 2015.

Năm 2017, có trưng bày Tưởng như còn đây để tưởng nhớ tròn một năm ngày mất của ông (15-6-2016). Được biết, vợ của danh họa là bà Thu Giang rất cẩn trọng trong việc nhượng lại tranh để tránh tác phẩm của ông bị sao chép, làm nhái.

Cuộc trưng bày nhân dịp ra mắt sách Nguyễn Tư Nghiêm lần này vừa là dịp để người yêu hội họa được thưởng thức các tác phẩm quý, tìm hiểu về sự nghiệp và tưởng nhớ những đóng góp của danh họa với mỹ thuật Việt Nam.

Một góc không gian triển lãm và sách tranh Nguyễn Tư Nghiêm do Trần Hậu Tuấn sưu tập - Ảnh: T.T.D.

Một góc không gian triển lãm và sách tranh Nguyễn Tư Nghiêm do Trần Hậu Tuấn sưu tập - Ảnh: T.T.D.

Theo nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn: "Di sản nghệ thuật Nguyễn Tư Nghiêm để lại trong lịch sử hội họa thực sự phong phú và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau, không chỉ riêng hội họa.

Ở bất kỳ góc độ nhìn nhận nào, chúng ta cũng có thể rút ra những bài học thực tiễn về hành trình sáng tạo của một nghệ sĩ chân chính, về cung cách khổ luyện kỹ năng và tinh thần lao động miệt mài cho tới hơi thở cuối cùng của ông".

Nhà phê bình Jeffrey Hantover từng viết: "Nguyễn Tư Nghiêm lấy cảm hứng từ một mạch ngầm ẩn sâu. Nghệ thuật của ông dễ khiến chúng ta bị nhầm lẫn bởi sự dị thường, sự tinh tế ẩn dưới vẻ đẹp thơ dại.

Chúng ta có thể nghe trong tác phẩm của ông 'tiếng thì thầm của một cây đàn cổ'". Và âm vọng của cây đàn ấy, giờ đây, vẫn như một ám ảnh lâu bền với những người yêu nghệ thuật Việt - xuyên qua không gian và thời gian".

Một số hình ảnh tại cuộc trưng bày Nguyễn Tư Nghiêm:

Bức "con giống" với chất liệu bột màu trên giấy - Ảnh: T.T.D.

Bức "con giống" với chất liệu bột màu trên giấy - Ảnh: T.T.D.

Bức Nhâm Thìn (2012) với chất liệu bột màu trên giấy dó - Ảnh: T.T.D.

Bức Nhâm Thìn (2012) với chất liệu bột màu trên giấy dó - Ảnh: T.T.D.

Người xem thưởng thức bộ tranh chân dung chất liệu sơn mài của Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: T.T.D.

Người xem thưởng thức bộ tranh chân dung chất liệu sơn mài của Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: T.T.D.

Công chúng tìm hiểu sách tranh Nguyễn Tư Nghiêm do Trần Hậu Tuấn sưu tập - Ảnh: T.T.D.

Công chúng tìm hiểu sách tranh Nguyễn Tư Nghiêm do Trần Hậu Tuấn sưu tập - Ảnh: T.T.D.

Tưởng như còn đây - tưởng nhớ danh họa Nguyễn Tư NghiêmTưởng như còn đây - tưởng nhớ danh họa Nguyễn Tư Nghiêm

TTO - Tròn một năm ngày Nguyễn Tư Nghiêm qua đời, một cuộc trưng bày các tác phẩm được thực hiện để tưởng nhớ danh họa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp