“Khẩu đầu tiên được kéo lên lúc 2g30 sáng, thân súng bám đầy hàu ốc và rất nặng, ngay sau đó tiếp tục kéo thêm được hai khẩu nữa. Súng nặng quá nên mất hơn một giờ mới đưa hết ba khẩu thần công lên sàn xà lan” - anh Nguyễn Minh Trung, nhân viên điều khiển cần cẩu gàu cạp nói. Ngoài ba khẩu thần công nói trên, cũng ngay tại vị trí này, nhóm nạo vét cũng đã kéo được nhiều mảnh gỗ lớn giống như thân tàu đã mục nát.
Tại hiện trường cho thấy, ba khẩu thần công nói trên có kích thước khác nhau, khẩu lớn nhất bằng đồng dài 2,7m, đường kính nòng 0,25m, đường kính thân 0,35m, hai khẩu còn lại ngắn hơn, được đúc bằng đồng và gang dài 2,37m, đường kính nòng 0,25m, đường kính thân 0,39m.
Giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bình Định tiến sĩ Đinh Bá Hòa cho biết, có thể đây là những khẩu thần công có từ thời Tây Sơn và đã bị chìm cùng các tàu chiến trong trận thủy chiến tại đầm Thị Nại vào năm 1801 giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh.
Trong những năm gần đây, một số ngư dân địa phương đã vớt đượt sáu khẩu thần công tương tự (nhưng kích thước nhỏ hơn) trên đầm thị Nại.
Phóng to |
Ông Nguyễn Minh Trung và khẩu thần công được vớt lên đầu tiên. Súng được đúc bằng đồng, dài 2,7m, đường kính nòng 0,25m, đường kính thân 0,35m |
Phóng to |
Công nhân đập vỏ hàu bám đầy trên thân súng thần công |
Phóng to |
Mảnh gỗ thân tàu còn dính trên thân súng |
Phóng to |
Ông Phạm Văn Đặng, công nhân công ty Hiệp Thành nói: “đây là cổ vật quốc gia, chúng tôi giữ lại, bảo quản để bàn giao cho cơ quan nhà nước hoặc bảo tàng của địa phương” |
Phóng to |
Khẩu thần công sau khi đục bỏ lớp hàu ốc bám bên ngoài |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận