Phụ huynh và thí sinh ngủ gục sau hành trình dài để đến Trường ĐH Y dược TP.HCM nộp - rút hồ sơ - Ảnh: Hải Quân |
16g
Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố điểm xét tuyển tạm thời đối với hồ sơ nộp vào trường đến hết ngày 15-8. Điểm xét tuyển tạm thời các khối như sau:
Ngành |
Khối |
|||
A |
A1 |
C |
D1 |
|
Quản trị - Luật |
23,0 điểm |
22,0 điểm |
- |
22,0 điểm |
Luật |
23,0 điểm |
21,0 điểm |
25,0 điểm |
21,0 điểm |
Quản trị kinh doanh |
22,0 điểm |
20,1 điểm |
- |
20,2 điểm |
Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Anh văn pháp lý |
- |
- |
- |
20,0 điểm |
Hôm nay thí sinh và phụ huynh đến Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chủ yếu để rút hồ sơ. Tính đến thời điểm này có khoảng 860 hồ sơ được rút ra và 340 hồ sơ nộp vào trong ngày hôm nay.
Thí sinh Bùi Thị Thanh Tuyết (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết em đã vào TP.HCM mười ngày nay để nộp hồ sơ và chờ theo dõi. Hôm nay cảm thấy điểm của mình không còn khả năng đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM em đã nhờ chị gái đưa đến đây để rút hồ sơ. Mai lại nhờ chị em chở em đi nộp hồ sơ vào trường khác. Chị em là giáo viên, đưa em đi như vầy chị em phải xin nghỉ dạy 2 ngày".
15g30
Chiều nay, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển tạm thời vào trường. Ngành sư phạm toán có điểm chuẩn cao nhất với 34 điểm.
Điểm chuẩn tạm thời dành cho HSPT-KV3 như sau:
Tên ngành
|
Chỉ tiêu
|
Tổ hợp môn thi
|
Điểm chuẩn tạm thời
|
Giáo dục Tiểu học |
40 |
Toán học, Ngữ văn, Lịch sử |
21.00 |
Giáo dục Tiểu học |
160 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Vật lí, Tiếng Anh Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
23.00 |
Giáo dục đặc biệt |
10 |
Toán học, Ngữ văn, Lịch sử Toán học, Ngữ văn, Sinh học |
19.50 |
Giáo dục đặc biệt |
40 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu |
19.50 |
Giáo dục Chính trị |
16 |
Toán học, Ngữ văn, Lịch sử |
16.00 |
Giáo dục Chính trị |
64 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
21.00 |
Giáo dục Thể chất |
30 |
Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu |
24.25 |
Giáo dục Thể chất |
90 |
Toán học, Sinh học, Năng khiếu |
20.00 |
Sư phạm Toán học |
30 |
Toán học, Vật lí, Tiếng Anh |
32.25 |
Sư phạm Toán học |
120 |
Toán học, Vật lí, Hóa học |
34.00 |
Sư phạm Vật lý |
20 |
Toán học, Vật lí, Ngữ văn |
30.58 |
Sư phạm Vật lý |
80 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Vật lí, Tiếng Anh |
32.75 |
Sư phạm Sinh học |
16 |
Toán học, Sinh học, Tiếng Anh |
20.00 |
Sư phạm Sinh học |
64 |
Toán học, Hóa học, Sinh học |
29.92 |
Sư phạm Ngữ văn |
30 |
Toán học, Ngữ văn, Lịch sử |
30.08 |
Toán học, Ngữ văn, Địa lí |
|||
Sư phạm Ngữ Văn |
90 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
32.33 |
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
|||
Sư phạm Lịch sử |
18 |
Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh |
22.25 |
Sư phạm Lịch sử |
72 |
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
31.17 |
Sư phạm Địa lý |
20 |
Toán học, Ngữ văn, Địa lí |
30.08 |
Toán học, Tiếng Anh, Địa lí |
|||
Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lí |
|||
Sư phạm Địa lý |
70 |
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
32.00 |
Sư phạm song ngữ Nga- Anh |
10 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
23.50 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Nga |
|||
Sư phạm song ngữ Nga -Anh |
30 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
27.17 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Nga |
|||
Sư phạm tiếng Pháp |
10 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
29.00 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Pháp |
|||
Sư phạm tiếng Pháp |
30 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
25.50 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Pháp |
|||
Sư phạm tiếng Trung Quốc |
10 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
27.33 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Trung quốc |
|||
Sư phạm tiếng Trung Quốc |
30 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Trung quốc |
26.75 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
|||
Ngôn ngữ Nga - Anh |
24 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
21.33 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Nga |
|||
Ngôn ngữ Nga - Anh |
96 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Nga |
24.75 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
|||
Ngôn ngữ Pháp |
22 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
24.00 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Pháp |
|||
Ngôn Ngữ Pháp |
88 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Pháp |
20.00 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
|||
Ngôn ngữ Trung Quốc |
26 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
20.00 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Trung quốc |
|||
Ngôn Ngữ Trung Quốc |
104 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Trung quốc |
26.08 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
|||
Ngôn ngữ Nhật |
26 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Anh |
22.08 |
Lịch sử, Ngữ văn, Tiếng Nhật |
|||
Ngôn ngữ Nhật |
104 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Nhật |
29.83 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
|||
Quản lý Giáo dục |
80 |
Toán học, Vật lí, Hóa học |
21.25 |
Toán học, Vật lí, Tiếng Anh |
|||
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
|||
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
|||
Giáo dục Mầm non |
190 |
Toán học, Ngữ văn, Năng khiếu |
21.25 |
Giáo dục Quốc phòng An Ninh |
80 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Vật lí, Tiếng Anh Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
19.75 |
Sư phạm Tin học |
90 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Vật lí, Tiếng Anh |
20.00 |
Sư phạm Hóa học |
80 |
Toán học, Vật lí, Hóa học |
33.33 |
Sư phạm tiếng Anh |
120 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
33.75 |
Việt Nam học |
120 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
20.25 |
Ngôn ngữ Anh |
180 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
31.33 |
Quốc tế học |
120 |
Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
19.25 |
Văn học |
80 |
Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí |
27.67 |
Tâm lý học |
110 |
Toán học, Hóa học, Sinh học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
21.75 |
Vật lý học |
110 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Vật lí, Tiếng Anh |
26.50 |
Hóa học |
100 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Hóa học, Sinh học |
29.25 |
Công nghệ thông tin |
150 |
Toán học, Vật lí, Hóa học Toán học, Vật lí, Tiếng Anh |
19.00 |
Thí sinh Nguyễn Thị Uyển (Đăk Nông) nhờ anh trai ở TP.HCM đi nộp hồ sơ vào trường. Uyển thi khối C được 22.75 điểm, dự định nộp vào ngành Luật của trường.
“Mấy ngày qua nó như ngồi trên cây sung, lo lắng không biết chọn trường nào. Ngành luật chỉ có một số trường xét tuyển khối C nên mình chọn trường gần nhà mình để mai mốt đón em qua đi học cho thuận tiện” – anh Uyển cho biết.
Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, lúc 15g đã nhận được gần 400 hồ sơ. Thí sinh và phụ huynh lấp kín khu vực tiếp nhận hồ sơ. Trường bố trí 9 máy bàn để nhập hồ sơ nhận vào. Thí sinh lấy số thứ tự, chờ khoảng 20 phút là có thể nộp hồ sơ.
Thí sinh và phụ huynh ngồi chờ nộp hồ sơ tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng chiều 17-8. Ảnh - Ngọc Tuyền |
Thí sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Long An) cho biết mình đến để chỉnh hồ sơ. Ngày 1-8 Hạnh đăng ký ngành kế toán với tổ hợp chưa phải là điểm cao nhất nên đã nhanh chóng bị tụt hạng trên danh sách trường.
“Em suy nghĩ lại và quyết định lấy tổ hợp Toán, Lý, Văn được 16.75 điểm cho nguyện vọng 1. Đây là tổ hợp điểm cao nhất của em. Em đã xét tuyển bằng học bạ vào Trường ĐH Hồng Bàng, em muốn tăng thêm cơ hội cho mình nên đến đây chỉnh sửa nguyện vọng” – Hạnh nói.
14g
Trường ĐH Cần Thơ vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển tạm thời vào trường dành cho hồ sơ xét tuyển tính đến 11g ngày 16-8. Nhiều ngành điểm trên 20 trong khi cũng có khá nhiều ngành điểm chỉ 15 và vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Mời bạn đọc xem điểm chuẩn tạm thời Trường ĐH Cần Thơ .
12g
Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) vừa công bố công cụ tra cứu "thí sinh trúng tuyển tạm thời "(tính đến hết ngày 14-8).
Theo TS Lê Chí Thông - trưởng phòng đào tạo, trường xét tất cả các nguyện vọng (1, 2, 3, 4) cùng lúc. Mỗi ngành sẽ có một điểm chuẩn trúng tuyển giống nhau cho các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 và cho các tổ hợp môn xét tuyển.
Thí sinh có tổng điểm đạt từ điểm chuẩn trở lên của các ngành đã đăng ký nguyện vọng (1, 2, 3, 4) thì được xét trúng tuyển.
Nếu trúng tuyển nhiều hơn 1 nguyện vọng thì nguyện vọng có ưu tiên cao hơn được xét trúng tuyển và các nguyện vọng còn lại được loại bỏ.
Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì được xét các nguyện vọng tiếp theo (không cần điều chỉnh thành nguyện vọng 1).
Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn tạm thời và tra cứu trúng tuyển tạm thời của Trường ĐH Bách khoa TẠI ĐÂY
TS Lê Chí Thông tư vấn cho thí sinh xét tuyển vào trường sáng 17-8. Ảnh - Hồng Nguyên. |
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Cần Thơ cũng vừa quyết định mức điểm chuẩn tạm thời dành cho hồ sơ xét tuyển tính đến hết 11g ngày 16-8.
Theo thông tin chúng tôi có được, điểm chuẩn tạm thời cao nhất hiện tại thuộc về ngành sư phạm ngữ văn (24,25).
Ngành luật có điểm chuẩn tạm thời 24. Trong đó, rất nhiều ngành có điểm chuẩn tạm thời 15. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin chi tiết điểm chuẩn tạm thời tất cả các ngành của Trường ĐH Cần Thơ vào đầu giờ chiều. Mời bạn đọc đón xem.
11g30
Chỉ trong sáng nay, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã nhận 200 hồ sơ đồng thời cũng có khoảng 200 thí sinh rút hồ sơ xét tuyển.
Ông Trương Tiến Sĩ - phó phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM - cho biết việc trả hồ sơ cho thí sinh khá nhanh, thí sinh không phải chờ đợi lâu.
Cũng theo ông Sĩ, nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh quan tâm đến tình hình xét tuyển của trường, bắt đầu từ ngày 16-8, trường sẽ công bố tình hình xét tuyển từng ngày thay vì 3 ngày một lần như quy định của Bộ GD-ĐT.
Theo đó, kết quả xét tuyển đến thời điểm 17g của ngày hôm nay sẽ được công bố trên website truờng chậm nhất là 9g sáng ngày hôm sau.
Thí sinh rút hồ sơ tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM sáng 17-8. Ảnh - Tiến Sĩ |
Trong khi đó, sáng nay có nhiều thí sinh không còn cơ hội ở NV1 đã đến Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) để điều chỉnh nguyện vọng sang những ngành thấp điểm hơn.
TS Lê Chí Thông, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa cho biết: “Đối với các thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, thí sinh không cần chuyển nguyện vọng này sang nguyện vọng kia, vì nhà trường sẽ tự động chuyển theo 4 nguyện vọng các em đã đăng ký trong phiếu đăng ký xét tuyển”.
11g
Theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều thí sinh gặp rắc rối với giấy ủy quyền khi rút hồ sơ xét tuyển. Thậm chí một số phụ huynh đi rút hồ sơ thay con nhưng không có giấy ủy quyền nên cuối cùng người con phải từ quê vào Sài Gòn
Sáng nay thí sinh, phụ huynh vẫn đều đều đến rút, nộp hồ sơ, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển và tổ hợp môn xét tuyển ở Trường ĐH Ngoại thương cơ sở II tại TP.HCM.
Trong đó có một số phụ huynh gặp rắc rối với việc rút hồ sơ vì không có giấy ủy quyền của thí sinh để rút hồ sơ.
Ông Nguyễn Đình Nam, từ huyện Phù Cát, Bình Định vào trường rút hồ sơ cho con nhưng không được rút vì không có giấy ủy quyền.
Ông Nam hấp tấp gọi điện về nhà bảo con đến ủy ban xã làm giấy ủy quyền gửi vào. Hai cha con trao đổi qua lại, cuối cùng ông Nam quyết định gọi con vào TP.HCM để trực tiếp rút hồ sơ luôn.
Ông Nam nói: “Giờ ra xã làm giấy ủy quyền rồi gửi vô thì sợ thủ tục này nọ lâu lắc. Bàn tới bàn lui một hồi thôi quyết định cho con vào TP.HCM rút hồ sơ luôn. Vậy cho nhanh, nó vào rút rồi hai cha con bàn bạc chọn ngành chọn trường khác nộp”.
Thí sinh, phụ huynh chờ thay đổi tổ hợp môn xét tuyển ở Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM). Ảnh - Thục Trinh |
Cũng giống ông Nam, một phụ huynh ở Đăk Lăk cũng gọi con từ Đăk Lăk xuống TP.HCM để rút hồ sơ vì không có giấy ủy quyền.
Bên cạnh những thí sinh đến rút hồ sơ do điểm thấp, bắt đầu xuất hiện một vài thí sinh đạt điểm từ 27-28 nộp hồ sơ vào trường.
Một số thí sinh khác thì đến trường để điều chỉnh nguyện vọng, điều chỉnh tổ hợp xét tuyển. Thí sinh Kim Khánh (Bến Tre) cùng mẹ đi từ sáng sớm đến TP.HCM để thay đổi tổ hợp môn xét tuyển từ khối D1 sang A1 để tăng thêm 0.5 điểm xét tuyển.
Khánh cho biết: “Khối A1 em được 25,5 điểm, trong khi khối D1 chỉ được 25 nên em đi thay đổi tổ hợp môn xét tuyển”. Điều chỉnh xong mẹ con Khánh lại hấp tấp ra đón xe về nhà.
ĐH Đà Nẵng: Dành riêng 1 hội trường trả hồ sơ Sáng 17-8, số lượng thí sinh đến rút hồ sơ đăng ký xét tuyển tại ĐH Đà Nẵng rất đông. Cùng với đó, số thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển cũng khá nhiều. Do số lượng thí sinh đến rút hồ sơ nhiều, ĐH Đà Nẵng đã dành riêng một hội trường để phục vụ thí sinh, phụ huynh. Theo Ban đào tạo ĐH Đà Nẵng, sau khi đơn vị này công bố điểm chuẩn tạm thời thì số lượng thí sinh đến rút hồ sơ tăng lên đáng kể. ĐH Đà Nẵng đã huy động 20 sinh viên tình nguyện để phục vụ thí sinh đến nộp, rút hồ sơ. Để giải quyết thủ tục rút hồ sơ được nhanh chóng, ĐH Đà Nẵng cũng bố trí 3 máy vi tính để phục vụ tra cứu dữ liệu, hủy hồ sơ của thí sinh rút.
Theo ghi nhận, dù số lượng thí sinh đến rút hồ sơ rất đông đúc nhưng thời gian rút hồ sơ diễn ra tương đối nhanh chóng. Thí sinh Nguyễn Thị Bình (trú TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, sáng cùng ngày Bình cùng bạn đón xe từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng để rút hồ sơ. “Em đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành sư phạm vật lý (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) nhưng sau khi công bố điểm chuẩn tạm thời thấy điểm không đạt nên rút hồ sơ để nộp vào ngành khác. Thời gian rút hồ sơ cũng nhanh và đơn giản”- Bình cho hay. Theo ĐH Đà Nẵng, tổng số hồ sơ thí sinh nộp vào hơn 17.370 hồ sơ (chỉ tiêu khoảng 12.800). |
10g45
Gần hết giờ làm việc buổi trưa nhưng ghi nhận tại các trường ĐH cho thấy lượng thí sinh vẫn rất đông.
Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM ngày càng đông. Nhà trường bố trí riêng 2 khu vực rút hồ sơ dành cho các thí sinh trước đây nộp trực tiếp tại trường và nộp qua đường bưu điện. Nhiều thí sinh ngán ngẩm vì rút hồ sơ ra nhưng chưa biết nộp vào trường nào.
Thí sinh Nguyễn Hồng Vũ (Đơn Dương, Lâm Đồng), ngao ngán: “Điểm số của em là trượt ngành y tế dự phòng rồi. Năm nay điểm chuẩn ngành này tăng chóng mặt quá. Giờ em rút ra, rồi trưa nay về quê rồi theo dõi tình hình rồi nộp vào một trường nào đó ở Đà Lạt, chứ ở dưới này cũng chẳng có người quen nào cả mà chầu chực”.
Cả gia đình thí sinh Hồ Đăng Khoa (TP.Long Xuyên, An Giang) đã đi xe máy từ quê lên trường để nộp hồ sơ, nhưng đến nơi vẫn gặp khó khăn vì chưa hiểu rõ thủ tục, hồ sơ để nộp.
“Nhà tui có mình ên em nó. Sáng 3 người 2 xe máy lên đây nộp hồ sơ. Giấy tờ gì có là tui mang hết trơn, nhưng lên vẫn chưa hiểu rõ thủ tục giấy tờ nào là cần thiết. Mà giờ nộp xong rồi chả biết có chắc ăn không nữa chứ cứ chạy đôn chạy đáo nộp thế này mệt mỏi quá!”, bà Thu Dung, mẹ của Đăng Khoa, chia sẻ.
Khá đông thí sinh đến rút hồ sơ tại Trường ĐH Y dược TP.HCM sáng 17-8 - Ảnh: Hải Quân |
Trong khi đó, nhiều thí sinh ở các tỉnh xa nnộp hồ sơ từ nhiều ngày trước nhưng đến nay vẫn chưa có tên trong danh sách thống kê hồ sơ của các trường khiến họ lo lắng và phải đi xe đò về trường để xác minh.
Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, theo ghi nhận của chúng tôi, có rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nhưng không thấy tên mình trong danh sách.
Nguyễn Thị Hồng Nhung , thí sinh đến từ Lâm Đồng phải bắt xe từ 9g tối, lên tới ĐH Nông lâm là 2g sáng, cũng ngồi đợi trường mở cửa để giải quyết.
Nhung gửi hồ sơ theo đường bưu điện, trong danh sách hồ sơ nộp bưu điện cũng có mã bưu chính nhưng không thấy tên mình trên danh sách thí sinh.
Cô Nguyễn Thị Hạnh, phụ huynh của thí sinh Nhung cho biết: “Tôi đã gọi điện cho trường và được trả lời là chờ để trường xác nhận lại, nhưng hơn 10 ngày vẫn không thấy trường gọi lại thông báo nên bữa nay phải lên tận nơi cho yên tâm”.
10g30
Hiện tại. lượng thí sinh và phụ huynh nộp, rút hồ sơ tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM rất đông. Thí sinh và phụ huynh phải xếp hàng dài tràn ra sân trường. Sau khi rút hồ sơ tại các trường như Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), ĐH Ngân hàng, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Nông lâm..., nhiều thí sinh đã đổ về Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để nộp hồ sơ dẫn đến tình trạng xếp hàng rồng rắn, chen lấn lộn xộn.
Thí sinh và phụ huynh rồng rắn xếp hàng chờ nộp và rút hồ sơ tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Phương Nguyễn |
Trước tình trạng này, nhiều phụ huynh với thí sinh tỏ ra khá mệt mỏi. "Em xếp hàng từ sớm bên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật để rút hồ sơ, giờ lại qua đây xếp hàng để nộp hồ sơ,em mệt lắm rồi. Dù biết trước bên đây đông người nộp, em cũng không ngờ là đông dữ vậy. Em xếp hàng vậy thôi chứ không chắc là có thể nộp hồ sơ trong buổi sáng" - thí sinh Nguyễn Thúy Vy cho biết.
Bà Võ Thị Ánh Nguyệt đến từ Bình Thuận đứng đợi con gái nộp hồ sơ với tâm trạng lo lắng, mệt mỏi: "Nhìn tình trạng xếp hàng nộp hồ sơ rồng rắn như vậy cô mệt mỏi quá, không biết con cô xếp hàng đến đâu rồi. Hết đợi con đi thi giờ lại đợi con đi rút nộp hồ sơ. Cô thấy tuyển sinh năm nay nhiều bất cập quá, vất vả đủ đường"
10g
Thời điểm này, lượng thí sinh và phụ huynh đến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để rút hồ sơ ngày càng đông. Trong khi đó, luợng thí sinh nộp hồ sơ vẫn bình thường như các ngày trước. Nhiều phụ huynh và thí sinh đã đợi trước cổng trường từ sớm, mong rút hồ sơ nhanh để nộp qua trường khác.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), đông đảo thí sinh đến điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, chủ yếu là chuyển sang các ngành có mức điểm thấp hơn.
Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) sáng 17-8. Ảnh - Hồng Nguyên |
Thí sinh Trần Văn Phước Truyền (TP.HCM) thi được 22 điểm. Truyền đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào nhóm ngành kỹ thuật địa chất - dầu khí nhưng theo thông tin công bố thì điểm của Truyền đã bị rớt ngành này. Sáng nay, Truyền đến điều chỉnh NV1 sang nhóm ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp.
Thí sinh Trần Quốc Tuấn (Bạc Liêu) cũng đến điều chỉnh nhưng điều chỉnh sang ngành có mức điểm cao hơn. Tuấn thi được 24 điểm và đã đăng ký vào ngành cơ khí. Tuy nhiên, hôm nay Tuấn đến điều chỉnh NV1 sang ngành điện - điện tử mặc dù điểm của Tuấn đang “rớt” ngành điện - điện tử (điểm tạm trúng tuyển của ngành này là 24.5 điểm).
Lý giải lựa chọn của mình, Tuấn cho hay: “Mình hi vọng những ngày tiếp theo, các bạn khác lo sợ nên rút khỏi ngành, làm giảm số điểm và mình sẽ có cơ hội đậu”.
9g30
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Chí Thông - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cho biết sáng nay lượng thí sinh đến rút hồ sơ đông hơn hẳn những ngày vừa qua. Từ hôm nay trường sẽ đưa ra điểm chuẩn tạm thời cho các ngành (trước đây gọi là điểm xét tuyển tạm thời.
Theo ông Thông, rất nhiều thí sinh thắc mắc rớt nguyện vọng 1, có đậu nguyện vọng 2 hay không. Để giải tỏa, trường sẽ đưa ra điểm chuẩn tạm thời tính đến thời điểm tra cứu. Cũng trong hôm nay, trường sẽ ra mắt phần mềm cho phép thí sinh tra cứu khả năng trúng tuyển tạm thời.
"Chỉ cần gõ số báo danh, kể cả thí sinh chưa đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh sẽ biết mình có trúng tuyển tạm thời hay không.
Những thí sinh dưới mức điểm chuẩn tạm thời nên chờ một ngày sau hãy rút hồ sơ vì có thể nhiều thí sinh sẽ rút hồ sơ xét tuyển, không nên rút vội". |
TS Lê Chí Thông - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) |
Trong khi đó, rất nhiều thí sinh điểm rất cao vẫn quyết định rút hồ sơ. Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, phụ huynh của thí sinh Thạch Ngọc Kim Tuyền (Thoại Sơn, An Giang) dù thi được 27,75 điểm vẫn quyết định rút hồ sơ nộp vào trường khác an toàn hơn.
Cán bộ phòng đào tạo phải giải thích cho phụ huynh sắp xếp chỗ ngồi trật tự trước giờ làm việc tại Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM. Ảnh - Hồng Nguyên |
Vị phụ huynh này chia sẻ: “Con tui được 27,75 điểm (đã cộng điểm ưu tiên), nộp hồ sơ vào trường từ hôm mùng 3-8, tưởng là chắc ăn nhưng đến hôm qua theo dõi thì hiện tại điểm đã nằm mấp mé, chỉ cần thêm 2-3 điểm cao nộp vào là con tui bị loại. Cháu thì chỉ muốn học ngành y đa khoa. Do đó, hôm nay tui và cháu lặn lội từ An Giang lên để rút hồ sơ, rồi về nộp vào ĐH Y Cần Thơ”.
Tương tự, thí sinh Trịnh Vĩnh Tâm (THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Kiên Giang), nói: “Em được 26 điểm, sắp rớt khỏi chỉ tiêu an toàn ngành bác sĩ đa khoa rồi nên phải rút ngay để nộp vào Trường ĐH Y Cần Thơ mà còn theo dõi, tính toán rủi ro cho 3 ngày cuối chạy nước rút sắp tới”.
Thí sinh Hồ Lâm Đạt (Cái Bè, Tiền Giang), ngậm ngùi: “Em được 20 điểm, bữa nộp xét cao đẳng dược, nhưng thấy điểm số cứ trôi ra khỏi khu vực an toàn nên quyết định rút. Em đang lo những ngày cuối phải chạy “show” để đi xét tuyển vào các trường”.
Hà Nội: Thí sinh điểm cao ồ ạt rút hồ sơ Ngay trong buổi sáng 17-8, ở nhiều trường ĐH - nhất là các trường ĐH có điểm chuẩn tạm thời công bố trước đó cao- thí sinh đến rút hồ sơ rất đông. PGS.TS Lê Thị Thu Thủy- trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương- cho biết ngay từ đầu giờ sáng thí sinh đã ồ ạt đến xin rút hồ sơ. Trước đó, ngày 16-8, Trường ĐH Ngoại thương đã lần đầu tiên công bố mức điểm an toàn để nộp hồ sơ vào trường xét theo từng ngành đào tạo.
Cụ thể, ngành kinh tế có mức điểm an toàn dành cho thí sinh xét tuyển theo tổ hợp toán- lý- hóa lên đến 27,25 điểm, toán- lý- tiếng Anh: 25,75 điểm và các tổ hợp xét tuyển của khối D cho ngành này dao động từ 24,5- 25,75 điểm. Ngành có mức điểm an toàn nộp hồ sơ thấp nhất là luật kinh tế cũng có mức điểm cao với tổ hợp toán- lý- hóa: 25,5 điểm, toán- lý- tiếng Anh và toán- văn- tiếng Anh cùng mức 24 điểm. Trước tình hình căng thẳng với mức điểm an toàn cao kỷ lục trong nhiều năm tuyển sinh vừa qua của ĐH Ngoại thương, nhiều thí sinh có mức điểm 24 điểm trở xuống với khối D, 25 điểm trở xuống với khối A đã đăng ký xét tuyển từ trước nay buộc phải rút hồ sơ tìm kiếm cơ hội xét tuyển ở trường khác. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, việc rút- nộp hồ sơ của Trường ĐH Ngoại thương diễn ra tương đối thuận lợi, nên hoàn toàn không xảy ra hiện tượng ùn ứ. Còn tại trường ĐH Kinh tế quốc dân, trong sáng 17-8 cũng nhiều thí sinh rút hồ sơ vì lo ngại không trúng tuyển. Đa số thí sinh rút hồ sơ ở mức 21-22 điểm. Tuy nhiên, cũng có những thí sinh đến 25 điểm vẫn rút hồ sơ với lý do rất thích ngành kế toán nhưng điểm chuẩn tạm thời của trường ở ngành này cao hơn (25,75 điểm) nên quyết định rút hồ sơ đăng ký ngành kế toán ở một trường kinh tế khác có mức điểm xét tuyển thấp hơn. Từ 10 giờ trở đi, số thí sinh đến nộp hồ sơ bắt đầu tăng dần và đông hơn hẳn so với trước đó. Tại hội trường lớn của trường, nơi tiếp nhận việc rút- nộp hồ sơ, hàng chục cán bộ tuyển sinh của nhà trường đều sẵn sàng “trực chiến” tư vấn kỹ cho thí sinh trước khi các em đưa ra quyết định. Ông Bùi Đức Hiền- trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Điện lực cho biết nhóm ngành quản trị kinh doanh, kế toán của trường vẫn có mức điểm chuẩn tạm thời bằng mức điểm nhận hồ sơ: 16 điểm. Các chuyên ngành điện lạnh, công nghệ cơ khí, kỹ thuật điện tử cũng có điểm chuẩn tạm thời ở mức 16 điểm và vẫn còn thừa chỉ tiêu. Mức điểm chuẩn tạm thời cao nhất của trường hiện ở ngành hệ thống điện với 22 điểm. Trong sáng 17-8, số thí sinh đến nộp mới hồ sơ xét tuyển vào trường cũng đã đông hơn so với các năm trước. Ông Hiền dự báo trong những ngày cuối đợt xét tuyển thứ nhất số thí sinh đến nộp hồ sơ vào trường có thể sẽ đông hơn nữa, nhưng mức điểm chuẩn dự kiến sẽ không biến động nhiều. (NGỌC HÀ) |
9g
Thời điểm này, thí sinh và phụ huynh vẫn xếp hàng dài trước phòng rút hồ sơ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Rất nhiều thí sinh đã chờ ở đây từ khi trường chưa mở cửa làm việc.
Tại Trường ĐH Sư phạm TP, HCM, lúc 6g phụ huynh và thí sinh đã đến khá đông để rút hồ sơ. Mặc dù hai phòng nộp và rút hồ sơ đều chưa mở cửa làm việc, thí sinh đã xếp thành hai hàng dài để chờ rút hồ sơ. Thí sinh đến muốn chỉnh sửa nguyện vọng không cần rút hồ sơ mà chỉ cần viết lại giấy đăng ký xét tuyển rồi nộp thêm.
Thí sinh và phụ huynh đến rút hồ sơ tại Trường ĐH Sài Gòn - Ảnh: Ngọc Tuyền |
Tại Trường ĐH Sài Gòn, lúc 7g30 trường đã bắt đầu nhận hồ sơ và trả hồ sơ cho thí sinh. Phần lớn thí sinh đến rút hồ sơ phản ánh phải chờ sang ngày mai mới có thể nộp hồ sơ vào trường khác.
“Việc đợi trường cập nhật dữ liệu, xóa tên thí sinh trong danh sách rồi mới cho phép thí sinh nộp vào trường khác trước giờ vẫn vậy. Nhưng những ngày cuối nên làm nhanh hơn, cho nộp liền trường khác luôn. Chứ lúc dầu sôi lửa bỏng như vầy còn đợi với chờ gì nữa” – phụ huynh Huỳnh Thị Hồng (Kiên Giang) bức xúc nói.
Thí sinh Trần Ý Nhi (THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM) là một trong những thí sinh ít ỏi đến trường với mục đích nộp hồ sơ. Nhi đăng ký vào ngành sư phạm tiếng Pháp với số điểm là 28.25. Nhi cho biết mình đã chờ đợi và theo dõi tình hình xét tuyển trong suốt hơn nửa tháng qua rồi mới quyết định nộp.
“Em đọc báo thấy dễ nộp, khó rút, đi lại cũng mệt nhọc nên những ngày cuối em quyết định nộp. Đến nay em đã một phần an tâm là mình sẽ trúng tuyển” – Nhi nói.
Thí sinh Nguyễn Thành Phước (THPT Lê Hoài Đôn, Thạnh Phú, Bến Tre) cho biết: “Chắc 20-8 em lại lên TP.HCM nộp quá, ngày mai mới được nộp mà không thể ở lại đây nguyên ngày. Ngày cuối mới nộp em rất hoang mang nhưng không biết làm sao, mình còn việc ở nhà nữa”, Phước vừa nói vừa vội vã ra về.
Thí sinh Võ Thanh Lan (Đồng Tháp) cho biết với 23.75 điểm, kém điểm xét tuyển dự kiến 0.33 điểm nên đến rút hồ sơ ngành Kế toán và nộp sang Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM. “Những ngày cuối em không dám giao cho Sở GD-ĐT Đồng Tháp để rút vì không dám tin. Tới tận trường rút mà còn phải đợi một ngày để nộp thì rút ở Sở phải đợi đến bao giờ. Những thí sinh rút ngày 20-8 biết đi đâu về đâu?”, Lan chia sẻ.
8g30
Thời điểm này, lượng thí sinh đến nộp và rút hồ sơ tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn, ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM)... rất đông. Theo các trường, lượng thí sinh sáng nay đông hơn hẳn những ngày vừa qua.
Từ 5g30, tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, khá nhiều thí sinh và phụ huynh đã có mặt ở sảnh chờ nộp, rút hồ sơ.
“Em và mẹ đi xe đò từ Tánh Linh, Bình Thuận từ khuya để nộp hồ sơ. Nguyện vọng của em và gia đình là muốn em học trường y. Ban đầu em định đăng ký ngành y tế dự phòng nhưng do ngành này có tiêu chí phụ là môn sinh từ 7,5 điểm trở lên, mà em chỉ đạt 7,25 điểm, nên em nộp vào ngành gây mê hồi sức”, thí sinh Mỹ Hằng, cho biết.
Đa phần thí sinh đến để rút hồ sơ các ngành bác sĩ đa khoa, dược, răng hàm mặt vì theo nhiều phụ huynh những ngành điểm cao thì tỷ lệ thuận với sự biến động và rủi ro rất cao. Do đó, thấy điểm của con mình mấp mé là phải rút ngay, nhất là trong giai đoạn “tăng tốc” nộp – rút hồ sơ như thế này.
Từ sáng sớm, rất đông thí sinh và phụ huynh tập trung trước Phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM -Ảnh: Hồng Nguyên |
Ngay từ sáng Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, lượng thí sinh rút hồ sơ vẫn đông hơn thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển. Trong khi đó, tại Trường ĐH Sài Gòn, lượng thí sinh nộp hồ sơ lại đông hơn thí sinh rút hồ sơ. TS Mỵ Giang Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn - cho biết tính đến hết ngày 15-8, trường nhận được 12.182 hồ sơ xét tuyển và có 4730 thí sinh rút hồ sơ.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), chưa tới 7g sáng, rất đông phụ huynh và thí sinh đã đến tập trung trước khu vực đăng ký xét tuyển. Sau nhiều ngày khá im ắng, số lượng thí sinh này đông hơn rất nhiều so với những ngày trước đây.
Vừa thấy một số sinh viên tình nguyện đến chuẩn bị cho việc hỗ trợ, rất đông phụ huynh và thí sinh đã đến tập trung hỏi về thủ tục, cách lấy số thứ tự, xin rút, nộp hồ sơ… Một cán bộ phòng đào tạo phải ra giải thích cho phụ huynh và thí sinh sắp xếp chỗ ngồi trật tự. Ngay sau đó, khu vực tuyển sinh của nhà trường cũng bắt đầu làm việc.
Thí sinh Hoàng Lê Duy Quang được ba đưa từ huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lên trường để rút hồ sơ. Hai cha con phải đi từ 4g chiều hôm qua rồi lên Biên Hòa ngủ nhờ. 5h sáng nay, Vinh mới cùng ba lên trường rút hồ sơ, nhưng phụ huynh này không dám đưa con đi ăn sáng mà cứ ngồi chầu chực đợi trường làm việc vì sợ “mất lượt”.
Tay vẫn còn mang hành lý, một phụ huynh đã đến Trường ĐH Y dược TP.HCM từ khi trường chưa làm việc để chờ rút hồ sơ - Ảnh: Hải Quân. |
Ba của Vinh cho biết: “May vì tôi rành đường thành phố chứ không thì khổ nữa. Xưa giờ không ngồi vi tính vì sợ mỏi mắt, giờ được “luyện” cả tháng trời, tay bấm đến nhuyễn luôn”. Vinh cho biết em thi được 21.5 điểm và nằm ngoài ngưỡng an toàn nên hai cha con đi rút để còn kịp đi trường khác nộp.
Nguyễn Phúc Vinh (Bình Phước) cũng đến sớm cùng với phụ huynh. Ba Vinh làm nhà nước nên phải xin nghỉ làm mấy ngày, đưa con lên Q7 ở nhờ nhà bà con rồi 4g sáng nay đi taxi qua trường. Quang thi được 23.75 điểm và đến rút hồ sơ để nộp trường khác.
Quang cho biết: “Mình rút mấy ngày cuối này theo đúng dự định ban đầu. Mình tính hôm nay rút, có trục trặc thì vẫn kịp để mai nộp và dư ra hai ngày”.
* Trường ĐH Y dược Cần Thơ: y đa khoa dự kiến 25,75 Chiều 17-8, bà Nguyễn Minh Phương, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Y Dược Cần Thơ cho biết có gần 200 trường hợp thí sinh đến rút hồ sơ. Đa số thí sinh có số điểm tương đối thấp từ 17-19 điểm. Theo bà Phương, trường cũng bố trí thêm nhiều cán bộ để hỗ trợ để thí sinh rút hồ sơ trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng chen lấn, mệt mỏi cho thí sinh. Tính đến thời điểm hiện tại trường đã nhận 2.260 hồ sơ đăng ký xét tuyển. Cao nhất là ngành Y đa khoa 1.526 thí sinh (có 697 thí sinh từ 25 điểm trở lên), kế đến là ngành dược 971 thí sinh (603 thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên), ngành răng hàm mặt có 880 thí sinh ( 869 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên)… Cũng theo bà Phương đến thời điểm hiện tại điểm chuẩn dự kiến của ngành y đa khoa là 25,75 điểm. “Dự kiến tình hình hai ngày tới điểm chuẩn sẽ tăng do thí sinh đạt điểm cao ở các trường tốp trên sẽ nộp vào”, bà Phương nói. (Thùy Trang) |
Đại học Huế rút hồ sơ nhiều hơn nộp Trưa 17-8, trụ sở số 2 Lê Lợi của Đại học Huế đông nghẹt thí sinh và người nhà chờ đợi rút hồ sơ. Có rất nhiều thí sinh ở xa như Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An. ĐH Huế phát số thứ tự và gọi tên để giải quyết từng trường hợp. Số còn lại thì ngồi trên các dãy ghế dưới mấy hàng rạp được dựng tạm ngay trước sân. Hà Minh Ánh, học sinh trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (huyện Điện Bàn, Quảng Nam), cho biết mình phải ngồi đợi theo số thứ tự đã hơn 4 tiếng mà vẫn chưa nhận được hồ sơ. Tương tự, Hoàng Thị Ngà (Lệ Thủy, Quảng Bình) cho hay tối nay em với một người bạn sẽ thuê một phòng trọ để ở lại do chưa rút được hồ sơ. “Xếp hàng cũng như không, chưa đến lượt mình thì đã hết giờ làm việc. Mai đến rút hồ sơ chắc lại phải xếp hàng tiếp. Nộp đã khổ mà rút cũng quá khổ” - Ngà thở than. Khuôn mặt nhễ nhại mồ hồi do nắng nóng, trong khi con trai đang xếp hàng chờ rút hồ sơ, ông Phan Cao Tuấn (TP.Đồng Hà, Quảng Trị) cho biết từ 4g sáng anh đã chạy xe máy chở con từ Đông Hà vào Huế để rút hồ sơ nhưng vẫn chưa rút được. (Ngọc Dương) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận