Trong tác phẩm võ hiệp Kim Dung, Giáng Long Thập Bát Chưởng là môn cái thế tuyệt học và cũng là môn võ công mà Kim Dung yêu thích nhất - Ảnh: Sina
Có người nói, khẳng định là tuyệt học Thiếu Lâm, võ học trong thiên hạ đều xuất phát từ Thiếu Lâm, hòa thượng quét sân ra tay, ai dám tranh cao thấp?
Cũng có người khẳng định là võ học phái Tiêu Dao, không chỉ võ công đạt đến đỉnh cao, mà thơ ca, y dược, bói toán, môn nào cũng thông thạo.
Thậm chí, có người cho rằng là tuyệt học Võ Đang, Thái Cực quyền, Thái Cực kiếm bao hàm nguyên lý đỉnh cao của võ học đạo gia Trung Quốc.
Thật ra, muốn biết nhà văn Kim Dung thích môn tuyệt học nào nhất? Chỉ cần thông qua ba điểm dưới đây là có thể đưa ra kết luận:
Trailer phim Thiên long bát bộ 2003, đoạn Tiêu Phong (Hồ Quân đóng) dùng Giáng Long Thập Bát Chưởng trấn áp thiên quân vạn mã
Văn hóa bao hàm trong tiểu thuyết Kim Dung
Năm 1972, nhà văn Kim Dung hoàn thành bộ tiểu thuyết cuối cùng Lộc đỉnh ký, từ đó ông gác bút không sáng tác nữa, tính đến nay đã 46 năm.
Trong 15 tác phẩm của Kim Dung, có 3 bộ là tiểu thuyết ngắn hoàn toàn chưa được các nhà làm phim khai thác, hơn nữa Phi hồ ngoại truyện và Tuyết sơn phi hồ thường được gộp chung quay thành một bộ phim, như vậy tính ra chỉ có 11 bộ được đưa lên màn ảnh.
Vậy thì, tại sao 11 bộ tiểu thuyết của Kim Dung lại được yêu thích như thế? Quan trọng nhất, chính là nhân vật do Kim Dung xây dựng quá tươi sáng, bao hàm quá nhiều văn hóa nổi bật.
Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung bao hàm văn hóa Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, cuốn hút đọc giả từ những nhân vật chính đến nhân vật phụ - Ảnh: QQ
Vậy tiểu thuyết Kim Dung bao hàm những văn hóa nào? Đó là tam giáo Nho - Đạo - Phật
Văn hóa Nho giáo, đó là vì dân vì nước, nhân vật đại diện: Quách Tỉnh, Hồng Thất Công…
Văn hóa Đạo giáo, cởi bỏ trói buộc, phóng khoáng độ lượng, nhân vật đại diện: Lệnh Hồ Xung, Dương Quá, Toàn Chân giáo, phái Võ Đang…
Văn hóa Phật giáo, cứu khổ cứu nạn, tấm lòng từ bi, nhân vật đại diện: Trương Vô Kỵ, Thiếu Lâm Tự…
Tiểu thuyết và nhân vật dưới ngòi bút Kim Dung, chính là một loại truyền tải văn hóa, nhờ có những văn hóa này mà nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung mới khắc sâu vào trái tim độc giả, khiến người ta đọc hoài không chán.
Như vậy, trong tư tưởng tam giáo Nho - Đạo - Phật, rốt cuộc Kim Dung đại diện cho văn hóa đạo giáo nào?
Nhà văn Kim Dung tổng cộng sáng tác 15 bộ tiểu thuyết, trong đó Giáng Long Thập Bát Chưởng được ông nhắc đến nhiều nhất trong các tác phẩm như Anh hùng xạ điêu, Thiên long bát bộ, Ỷ Thiên Đồ Long ký… chứng tỏ ông rất yêu thích môn võ công này - Ảnh: Sina
Vắn tắt cuộc đời Kim Dung
Nguyện vọng lớn nhất trong cuộc đời Kim Dung không phải trở thành tiểu thuyết gia võ hiệp nổi tiếng, mà là trở thành một nhà ngoại giao có triển vọng.
Tuy nhiên, trời xui đất khiến thế nào, ước nguyện làm nhà ngoại giao của Kim Dung không thành hiện thực, ngược lại dưới sự "xúi giục" của nhà văn Lương Vũ Sinh, ông bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp, mà một khi đã viết thì không thể dừng lại, nhanh chóng trở thành minh chủ võ đàn.
Giáng Long Thập Bát Chưởng vốn có 28 chưởng pháp, nhưng đã được Tiêu Phong tối giản còn 18 chưởng - Ảnh: Ifeng
Nhưng, trong lòng Kim Dung vẫn luôn ấp ủ ước mơ vì dân vì nước, ông từng gặp các vị lãnh đạo quốc gia như Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, thậm chí cũng gặp qua vị lãnh đạo Đài Loan Tưởng Kinh Quốc…
Thế thì, chúng ta có thể đưa ra một kết luận, trong xương tủy của Kim Dung là một loại tình cảm vì dân vì nước, cũng chính là tư tưởng Nho giáo.
Võ công mà Kim Dung thích nhất
Trong tiểu thuyết Kim Dung, có quá nhiều nhân vật kinh điển, những nhân vật này, tính cách mỗi người đều khác nhau, nhưng đều sống động như thật, mỗi người đều đại diện cho một số văn hóa.
Chẳng hạn như Quách Tỉnh, Tiêu Phong, Hồ Phỉ đại diện cho văn hóa Nho giáo; Dương Quá, Lệnh Hồ Xung thì đại diện cho văn hóa Đạo giáo; Trương Vô Kỵ, Thạch Phá Thiên đại diện cho văn hóa Phật giáo…
Vậy thì trong số những nhân vật đại hiệp, người nào được xem là đại hiệp trong đại hiệp? Đáp án có hai người: Quách Tĩnh và Tiêu Phong.
Trong Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh đã dùng Giáng Long Thập Bát Chưởng đối kháng quân Mông, giữ vững thành Tương Dương suốt 10 năm - Ảnh: Sina
Đối với hai nhân vật này, về phương diện võ học có một điểm tương đồng lớn nhất, chính là họ đều luyện võ công Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Như vậy có thể thấy, võ công mà Kim Dung thích nhất là chưởng pháp này.
Giáng Long Thập Bát Chưởng là chưởng pháp cực cương chí dương, tuy có một vài chiêu thức nhu nhưng chủ yếu vẫn lấy uy lực sức mạnh để xưng bá giang hồ, được xem là thiên hạ đệ nhất chưởng pháp.
Quách Tĩnh vốn là một người không có nền tảng võ công, nhờ khổ công mà luyện được Giáng Long Thập Bát Chưởng.
Trong bộ sách xuất bản mới nhất có nói rõ Giáng Long Thập Bát Chưởng vốn có 28 chưởng pháp, từ người sáng lập môn phái lưu truyền đến tay Tiêu Phong.
Do 10 chưởng pháp sau cùng quá phức tạp mà uy lực không bằng 18 chưởng trên, nên Tiêu Phong và Hư Trúc đã tiến hành lượt bớt, sau khi gom gọn lại còn 18 chưởng pháp, uy lực càng có sức mạnh hơn.
Sau khi Tiêu Phong chết, Hư Trúc đã đem Giáng Long Thập Bát Chưởng truyền lại cho bang chủ cái bang tiếp theo, và đã truyền đến tay Hồng Thất Công.
Khác với Đả Cẩu Bổng Pháp chỉ truyền bang chủ, Giáng Long Thập Bát Chưởng có thể truyền cho người ngoài nên Hồng Thất Công đã mang chưởng pháp này truyền cho đồ đệ Quách Tĩnh.
Sau này, Quách Tĩnh đã truyền thụ Giáng Long Thập Bát Chưởng cho anh em nhà họ Võ, thậm chí sau khi con rể Gia Luật Tề nhậm chức bang chủ Cái Bang, Quách Tĩnh tiếp tục truyền lại môn chưởng pháp này cho hậu bối.
Nhưng, khi thành Tương Dương bị tấn công, nhà họ Quách bị hy sinh, bang chủ kế nhiệm Gia Luật Tề đã không học đầy đủ 18 chưởng pháp, nên chỉ còn lưu truyền 14 chưởng, sau này đến Sử Hỏa Long chỉ còn 12 chưởng.
Sau khi Thành Côn giết chết Sử Hỏa Long, Giáng Long Thập Bát Chưởng xem như bị thất truyền.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận