07/05/2020 17:17 GMT+7

Trong dịch COVID-19, giá nhà vẫn tăng, giá thuê lại giảm

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, giá bán nhà ở 4 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cuối năm 2019.

Trong dịch COVID-19, giá nhà vẫn tăng, giá thuê lại giảm - Ảnh 1.

Giá mặt bằng cho thuê đang giảm từ 10-30% - Ảnh: T.H.

Giá thuê mặt bằng kinh doanh giảm 10-30%

Trong thông cáo gửi tới các cơ quan báo chí ngày 7-5, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết tại Hà Nội giá bán căn hộ chung cư tăng 1,02%, trong khi giá bán chung cư tại TP.HCM tăng tới 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, giá bán nhà riêng lẻ tại Hà Nội tăng khoảng 3,82%, trong khi tại TP.HCM tăng tới 8,36%.

Giá bán bất động sản công nghiệp tăng 6,2%, giá bất động sản nghỉ dưỡng không đổi so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với thị trường mặt bằng bán lẻ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều gặp khó khăn, nhiều mặt bằng bị trả lại, các bên cho thuê và bên thuê đã đàm phán, điều chỉnh giảm giá thuê từ 10-30% so với thời điểm trước đại dịch.

Trong dịch COVID-19, giá nhà vẫn tăng, giá thuê lại giảm - Ảnh 2.

Giá nhà ở vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước - Ảnh: A.H.

Dư nợ bất động sản giảm

Cũng theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, dư nợ tín dụng bất động sản đến hết tháng 2-2020 khoảng 531.000 tỉ đồng.

Dư nợ tín dụng bất động sản trong quý 1 năm 2020 tăng thấp khoảng 1,76% so với cùng kỳ, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng bất động sản trong năm 2019 đạt 4%, năm 2018 đạt 6%.

Trong khi đó tăng dư nợ tín dụng bất động sản trong 5 năm gần đây trung bình khoảng 7,3%/năm.

Trong quý 1 năm 2020 cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản. Vốn FDI đăng ký đầu tư vào bất động sản chỉ đạt 264 triệu USD.

Doanh nghiệp bất động sản chỉ giữ 50% nhân viên

Cũng theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà và thị trường bất động sản trên cả nước, do ảnh hưởng dịch COVID-19, các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản chỉ giữ lại khoảng 50% cán bộ, nhân viên. Số cán bộ, nhân viên còn lại được cho nghỉ việc hoặc làm việc tại nhà.

Nhiều dự án bất động sản đến nay vẫn chưa khởi động lại, toàn bộ nhân viên, người lao động phải nghỉ việc.

Trong quý 1 có tới 80% sàn bất động sản trên cả nước phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động, hoặc không phát sinh giao dịch, nhiều nhân viên môi giới bất động sản thất nghiệp. Cả nước hiện chỉ còn khoảng gần 200 sàn giao dịch bất động sản hoạt động.

Tổng hợp của Bộ Xây dựng từ 34 tỉnh, thành trên cả nước, trong quý 1 chỉ có 56 dự án phát triển nhà ở với khoảng 20.500 căn hộ được cấp phép. Bên cạnh đó có 997 dự án đang triển khai xây dựng và 55 dự án đã hoàn thành. Nguồn cung nhà ở cả nước có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, trong dài hạn nguồn cung nhà ở sẽ giảm mạnh.

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ở đâu sau dịch COVID-19? Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ở đâu sau dịch COVID-19?

Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch COVID-19 và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngành du lịch phục hồi trở lại được dự báo sẽ tạo động lực bứt phá trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

BẢO NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp