12/01/2022 09:04 GMT+7

Trịnh Lữ: 'Tôi không nho nhã lắm đâu, cũng phong trần lắm'

THÚY HƯƠNG
THÚY HƯƠNG

TTO - Như ấn tượng chung của nhiều người bấy lâu, Trịnh Lữ là một trí thức đa tài, nho nhã, lịch lãm trong ứng xử.

Trịnh Lữ: Tôi không nho nhã lắm đâu, cũng phong trần lắm - Ảnh 1.

Bìa cuốn sách Vẽ gì cũng là tự họa là tác phẩm tự họa của Trịnh Lữ - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong buổi ra mắt sách Vẽ gì cũng là tự họa (Omega và NXB Mỹ Thuật) của Trịnh Lữ vào ngày 11-1 tại Hà Nội, họa sĩ Thành Chương, nhà điêu khắc Đào Châu Hải... đều nhấn mạnh điều này ở tác giả.

Tuy nhiên, Trịnh Lữ khiêm tốn nhận rằng mình "không nho nhã lắm đâu, cũng phong trần lắm".

Bởi ngoài nhiều nghề "sang trọng" ông đã làm mà bạn bè gọi là đa tài như làm phát thanh viên tiếng Anh của VOV, truyền thông, dịch giả và họa sĩ, ông còn từng phải làm đủ nghề để sống như kỹ sư mỏ, làm tượng, thợ mộc, làm khung tranh giả cổ...

Tuy thế, dù sang - hèn, Trịnh Lữ nói ông luôn tìm niềm vui trong mọi việc mình làm, biết ơn cái nghề nuôi sống mình dù là nghề gì.

Với hội họa, nhiều độc giả bấy lâu biết tới dịch giả Trịnh Lữ đã bất ngờ khi ông vừa ra mắt cuốn sách tranh Vẽ gì cũng là tự họa - tuyển tập các bức tranh mà họa sĩ họ Trịnh đã vẽ từ năm 1963 tới nay "cùng dăm câu ba điều về việc vẽ nên chúng".

Nhưng thực tế Trịnh Lữ luôn vẽ suốt cuộc đời mình, từ khi còn là một cậu bé được bố mình là họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương Trịnh Hữu Ngọc dạy vẽ cho tới những tháng năm tuổi trẻ không thể theo học trường mỹ thuật vì lý lịch tư sản, rồi 20 năm sống và làm việc ở Mỹ ông vẫn vẽ. Gần đây về sống hẳn ở Việt Nam, ông ít dịch mà càng chú tâm nhiều hơn cho việc vẽ.

Ông đã có hai triển lãm cá nhân ở Mỹ và hai triển lãm ở Việt Nam, không kể triển lãm nhóm.

Họa sĩ Thành Chương nói ông bất ngờ về sự nghiệp hội họa dày dặn, rất đáng nể của Trịnh Lữ. Nhà điêu khắc tài hoa Đào Châu Hải thì ấn tượng với lối vẽ rất giản dị là chính mình và trước tiên là để cho mình. Ông kể lại câu chuyện của chính mình một cách trung thực những gì ông cảm thấy, một thế giới với những con người thật hiền hòa tử tế trong thiên nhiên đầy quyến rũ mộng mơ. 

Còn nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng nhìn ra một điều thú vị trong tranh của Trịnh Lữ đó là bút pháp của ông gần như không thay đổi kể từ khi ông bắt đầu vẽ đến nay, bút pháp được định hình ngay từ đầu và nét bút “không già đi theo năm tháng”. 

Về mảng tranh chân dung, ông Thượng đánh giá Trịnh Lữ không thua kém bất kỳ họa sỹ nào và cho rằng nếu họa sĩ quyết liệt phê phán chứ không chỉ quá chiều người mẫu của mình thì nhiều tranh chân dung của ông có thể trở thành tác phẩm xuất sắc.

Trịnh Lữ: Tôi chỉ có một nghề thôi, là nghề sống Trịnh Lữ: Tôi chỉ có một nghề thôi, là nghề sống

TTO - Tác giả Trịnh Lữ vừa cho ra mắt cuốn sách thứ 3 ông viết - Ghi chép - tập hợp những mảnh cảm xúc riêng lẻ của ông trong nhiều năm về chuyện đời và chuyện nghệ thuật, chữ nghĩa...

THÚY HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp