Phóng to |
Châu Á được Boston Consulting dự đoán trở thành cỗ máy điều khiển tăng trưởng khối tài sản tư nhân trong năm năm tới - Ảnh: Bloomberg |
Giới nhà giàu Trung Quốc đã tăng 16%, lên 1,43 triệu người và Singapore tăng 14% lên 188.000 người. Ấn Độ đạt mức tăng cao nhất 21% với 162.000 người. Trong khi đó Mỹ giảm 129.000 người, còn 5,13 triệu phú.
Khủng hoảng nợ khu vực đồng euro và thị trường chứng khoán châu Âu trượt dốc khiến tỉ lệ tăng trưởng tài sản toàn cầu khu vực này chỉ còn 1,9% vào năm 2011, đạt 122,8 nghìn tỉ USD so với mức tăng năm 2010 là 6,8%. Báo cáo còn cho thấy Singapore là quốc gia có tỉ lệ triệu phú cao nhất, trong khi Hong Kong dẫn đầu danh sách tỉ phú.
"Đây là lần gián đoạn tăng trưởng đáng kể tính từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Thị trường mới nổi sẽ giữ vai trò lớn hơn trong quá trình thúc đẩy gia tăng khối tài sản cá nhân" - theo ông Peter Damisch, một đối tác của Boston Consulting tại Zurich.
Chỉ số Stoxx Europe 600 năm 2011 đã giảm 11% với dịch vụ tài chính và công nghiệp là hai ngành suy giảm lớn nhất. Chỉ số Dax Index của Đức giảm 15% và Standard & Poor’s 500 Index trượt nhẹ.
Theo dữ liệu từ Boston Consulting, tài sản ở Bắc Mỹ giảm 0,9% còn 38 nghìn tỉ USD, trong khi Tây Âu giảm 0,4% còn 33,5 nghìn tỉ USD.
Ngược lại, tài sản toàn cầu ở châu Á tăng đều đặn hằng năm khoảng 11% từ năm 2002-2007, trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Boston Consulting dự đoán mức tăng này sẽ vào khoảng 4-5% trong năm năm tiếp theo, tiếp tục thúc đẩy tạo sự thịnh vượng trong các thị trường mới nổi.
Khối tài sản châu Á - Thái Bình Dương, trừ Nhật Bản tăng 11% đạt 23,7 nghìn tỉ USD và sẽ duy trì mức tăng trưởng này, vượt qua châu Âu trong năm năm nữa. Khu vực trên sẽ cán mức 40 nghìn tỉ USD vào năm 2016. Boston Consulting mong đợi tài sản tư nhân ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng lần lượt 15% và 19% vào năm 2016.
Tài sản của giới nhà giàu châu Mỹ Latin tăng 11% trong năm 2011, nhờ kết quả tăng trưởng của Brazil và Mexico.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận