Cô Lê Thị Thúy, quận 7, lội nước để nấu bữa tối cho gia đình - Ảnh: NHẬT THỊNH
Theo dự báo, đỉnh triều ngày 6-11 tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,68m vào 18h, và trạm Nhà Bè trên kênh Đồng Điền là 1,72m lúc 17h.
Nguyên nhân khiến triều cường đợt này cao do tại Nam Bộ đang có gió đông bắc, gió này đẩy nước từ cửa sông vào sâu bên trong khiến thủy triều đạt mức cao.
Những ngày này, người dân sống ở khu vực đường Trần Xuân Soạn (quận 7) đã không lạ gì với cảnh nước triều từ kênh Tẻ dâng ngập lên mặt đường và tràn cả vào nhà. Tuy nhiên, chiều 6-11, triều cường cao khiến khu vực này ngập sâu hơn những ngày trước đó.
Nhiều hộ dân cho biết đã nhiều lần nâng nền nhưng đến ngày triều cường đạt đỉnh thì vẫn không ăn thua.
Sống ở khu vực đường Trần Xuân Soạn hơn 25 năm nay, ông Lê Văn Chánh ngán ngẩm nói: "Năm nào cũng vậy, vào 2-3 tháng cuối năm là người dân sống trên đoạn đường này lại oằn mình chống ngập. Sống ở khu này nhà có điều kiện thì nâng nền lên đỡ ngập, nhà nào khó thì chắn bao cát tạm hoặc sống chung luôn. Giờ không chịu cũng phải chịu!".
Ngoài khu này ra, nhiều khu vực khác ven sông rạch thuộc TP Thủ Đức như đường Lương Định Của, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, đường Huỳnh Tấn Phát ở huyện Nhà Bè cũng chịu cảnh ngập nước do triều cường mỗi dịp cuối năm.
Người dân TP.HCM khổ sở đi lại giờ tan tầm - Ảnh: NHẬT THỊNH
Người dân đắp bao cát để ngăn các đợt sóng nước tràn vào nhà - Ảnh: NHẬT THỊNH
Hôm nay 6-11, đỉnh triều cường đã vượt đỉnh triều năm 2020 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Người dân mỗi kỳ triều cường lại khốn khổ đối phó với nước ngập - Ảnh: CHÂU TUẤN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận