Loạt tác phẩm này là sự nối tiếp“Nhà mặt phố”của Thế Sơn khi anh chụp những ngôi nhà ống từng được coi là biểu tượng thành đạt trong những năm 90 của thế kỷ trước ở Việt Nam bằng phương pháp “nhiếp ảnh phù điêu” (chồng lớp nhiều hình ảnh in giống nhau) độc đáo, để tạo ra một cấu trúc ba chiều.
Triển lãm lần này, tác giả tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển đổi của cảnh quan đô thị, với những thay đổi và biến chuyển cũng giống những ngôi“Nhà mặt phố”kia như việc cơi nới thêm, lợp mái tôn, treo biển quảng cáo, lắp ghép liên tục trên nền kiến trúc nguyên thủy. Tất cả tạo thành lối kiến trúc bấp bênh của một đời sống hỗn loạn.
Đồng triển lãm với Sơn, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế lại đưa thêm một lát cắt lịch sử vào hành trình khám phá những ngôi nhà Tây. Anh theo dấu những tấm bản đồ và các bức vẽ mà học giả người Pháp Henri Oger vào năm 1908-1919 đã cho vẽ 4.577 bức tranh mô tả mọi khía cạnh đời sống người dân Việt Nam.
Yên Thế tạo ra lát cắt riêng của mình khi phân tích đời sống đô thị qua bộ mặt nguyên thủy của các biệt thự. Qua nghiên cứu này, nghệ sĩ đã tái tạo những chi tiết nguyên bản của các ngôi nhà qua các bức vẽ trên giấy dó truyền thống của Việt Nam, song hành với các tác phẩm 3D của Sơn như một bản mô tả cho thấy chúng đã bị chuyển đổi ra sao qua năm tháng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận