AI sẽ giúp giáo dục Châu Á đổi mới sáng tạo nhanh gấp đôi. - Ảnh: MICROSOFT
Đây là kết quả của nghiên cứu "Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á - Thái Bình Dương với AI trong ngành giáo dục" do Microsoft Châu Á và IDC Châu Á Thái Bình Dương phối hợp thực hiện tại 15 thị trường, trong đó có Việt Nam.
Theo nghiên cứu, nhiều tổ chức giáo dục đã và đang bắt đầu thu thập dữ liệu, thực hiện các phân tích chuyên sâu, nhằm nâng cao kết quả đầu ra của sinh viên. Ba lý do hàng đầu khiến các nhà lãnh đạo giáo dục ứng dụng AI vào công tác giáo dục đó là: cải thiện tương tác với học sinh sinh viên, nâng cao nguồn kinh phí thu được và thúc đẩy nhiều sáng kiến đổi mới hơn.
Các tổ chức giáo dục đã áp dụng AI cho biết họ đã nhìn thấy sự cải thiện từ 11% đến 28% xét về các khía cạnh trên. Dự kiến đến năm 2021, các cơ sở giáo dục sử dụng AI sẽ có bước nhảy vọt về nguồn kinh phí thu được, dự kiến sẽ tăng 3,7 lần, cao hơn hầu hết các ngành khác ở Châu Á - Thái Bình Dương.
Mặc dù 75% các nhà lãnh đạo giáo dục tham gia khảo sát đồng ý rằng AI sẽ giúp cải thiện và nâng cao tính cạnh tranh của các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, chỉ có 32% các cơ sở ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã bắt đầu hành trình AI hóa của mình.
Theo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nguồn lao động hiện tại vẫn còn thiếu những kỹ năng cần thiết cho một tương lai AI. Ba kỹ năng được cho là sẽ thiếu hụt trong vòng 3 năm tới là: các kỹ năng CNTT và lập trình (IT skills and programming); các kỹ năng số (Digital skills); các kỹ năng định lượng, phân tích và thống kê (Quantitative, analytical and statistical skills).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quản lý và nhân viên chưa thật sự có cái nhìn chung về việc bổ sung kỹ năng. Các quản lý nhận thức được nhu cầu cấp thiết của việc trang bị các kỹ năng AI cho lực lượng lao động, nhưng họ không hoàn toàn tin rằng nhân viên của mình mong muốn tham gia đào tạo. Dựa trên nghiên cứu, 26% quản lý cảm thấy rằng người lao động không có hứng thú với việc đào tạo kỹ năng, nhưng thực tế chỉ có 11% nhân viên không có hứng thú.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận