06/01/2025 09:46 GMT+7

Trị nạn xả rác bừa bãi như xử phạt giao thông, được không?

Hiện tượng sau lễ hội là 'bãi rác' trở thành vấn đề bức xúc của nhiều người. Làm sao trị tận gốc vấn nạn xả rác bừa bãi?

Làm sao trị tận gốc nạn xả rác bừa bãi? - Ảnh 1.

Đủ loại rác thải vương vãi khắp nơi trên tuyến đường Tôn Đức Thắng (đoạn trước Bến Bạch Đằng, quận 1) - Ảnh: NGUYÊN KHANG

Như đã thông tin: Màn bắn pháo hoa tầm cao chào năm mới 2025 đã mang lại bầu không khí hân hoan cho người dân tại TP.HCM. Tuy nhiên, sau khoảnh khắc giao thừa, một vấn nạn đáng buồn lại tái diễn: rác thải tràn lan khắp mọi ngóc ngách.

Theo bạn đọc Phương Lan, câu chuyện xả rác sẽ tiếp tục diễn ra nếu như không có biện pháp xử lý hiệu quả.

Sau đây là ý kiến của bạn đọc này gửi đến Tuổi Trẻ Online.

Hiệu ứng tâm lý đám đông

Hiện nay không ít người dân luôn ý thức việc không xả rác bừa bãi, và họ thực hiện đúng quy định xử lý rác thải từ chính vật phẩm cá nhân và tham gia các hoạt động cộng đồng một cách có trách nhiệm.

Có rất nhiều hình ảnh đẹp sau lễ hội như học sinh, sinh viên tự nguyện thu gom rác đến nơi đến chốn.

Những cậu bé, cô bé sau khi dùng hết chai nước ngọt vẫn giữ trên tay suốt thời gian diễn ra lễ hội, rồi mang về bỏ vào thùng rác đúng quy định…

Nhưng những hành động tích cực này trong cộng đồng có được bao nhiêu người?

Đó cũng là hệ quả của hội chứng tâm lý đám đông hiện nay. Các nhà tâm lý gọi hiện tượng này là "bằng chứng xã hội".

Khi tham gia đám đông, họ tùy hứng hành động theo sở thích cá nhân, đôi khi vô kỷ luật. Nhiều người thấy người khác làm cũng làm theo, chính hành động tung hứng, dẫn đến "bạ đâu vứt đó" cũng gây tập nhiễm.

Làm khác người sẽ bị "chú ý"

Có người thấy người khác vứt rác cũng vứt theo, bởi họ cho rằng đã có lực lượng thu gom rác thải, đâu có ai bị xử phạt.

Ở một số gia đình, việc giáo dục con trẻ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Cha mẹ luôn giáo dục con cái phải gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

Tuy nhiên, họ lại chính là những người xả rác bừa bãi đầu tiên, tạo tiền lệ xấu cho con cái, người lớn vừa ăn cơm, vừa hút thuốc lá, vừa khạc nhổ… thì làm sao thuyết phục được lớp trẻ.

Rất nhiều trẻ bị nhiễm thói hư tật xấu của chính ông bà, cha mẹ làm cho trẻ cũng hình thành thói quen này trong cộng đồng.

Một lần xả không ai nhắc nhở, lần sau cũng như vậy. Có những thực nghiệm cho thấy, một vị trí nào đó được dọn gọn sạch thì dường như không ai đổ rác, tuy nhiên ở vị trí khác (dù là trang trọng) nhưng nếu có rác thì người khác cũng bỏ rác tại đó và số rác lại cứ tăng lên mỗi ngày.

Ở các nước như Singapore, Nhật... người lớn rất chú ý trong việc dạy bảo, hướng dẫn và làm gương cho con trẻ. Tại sao những đứa trẻ lại rất tự giác, bởi đó chính là phương pháp của chính người lớn.

Phạt xả rác như xử phạt giao thông sẽ trị được nạn xả rác bừa bãi

Những ngày gần đây, chứng kiến cảnh người lái xe máy, ô tô chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, dừng ngay ngắn trước đèn đỏ, tôi tin rằng xử phạt thật nặng sẽ là biện pháp ngăn chặn nạn xả rác bừa bãi.

Chấp hành quy định để không bị phạt tiền mới thấm thía câu "đồng tiền đi liền khúc ruột".

Ngoài ra, việc phạt thật nặng, kết hợp linh hoạt giữa thuyết phục, giáo dục bằng tạo tình huống, làm mẫu để những hành vi tốt đẹp xuất phát từ tâm, từ ý thức sẽ góp phần nhân lên điều văn minh, xóa dần thói xấu.

Làm sao trị tận gốc nạn xả rác bừa bãi? - Ảnh 2.Chừng nào mới hết xả rác và đánh nhau trên đường như cơm bữa?

'Rác từ trong tâm hồn' - là bình luận của một bạn đọc để lại dưới bài viết đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 31-12 về tình trạng ngập rác ở quận 1, TP.HCM sau khi hàng ngàn người dự countdown chào năm mới trở về nhà, bỏ rác lại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp