16/05/2022 11:42 GMT+7

'Treo thưởng' để con học, nên không?

TTXVN
TTXVN

TTO - 'Con làm bài tập đi, ôn thi đi, xong ba mẹ cho chơi game, đi khu trò chơi', nhiều cha mẹ ra điều kiện khi muốn con học, có người còn hứa hẹn tặng con 'quà khủng'. Tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên dùng cách này.

Treo thưởng để con học, nên không? - Ảnh 1.

Trẻ em sẽ trở nên có động lực bên trong và tự tin hơn khi người lớn khen ngợi những tiến bộ mà chúng đạt được - Ảnh: REUTERS

Theo phó giáo sư Chihiro Hosoda - bộ môn khoa học não bộ thuộc Trường đại học Tohoku, để khuyến khích sự ham học hỏi và phát triển ở trẻ, điều quan trọng hơn là khen ngợi trẻ về những tiến bộ đạt được, thay vì hứa hẹn phần thưởng nếu hoàn thành bài học.

Bà giải thích: nhiều bậc cha mẹ thường thưởng cho con, chẳng hạn cho phép xem video trong nửa giờ, khi làm xong bài tập về nhà. Tuy nhiên, nên tránh phương pháp này, vì có thể làm suy yếu động lực rèn luyện ở trẻ. 

Khi trẻ em hoàn thành một công việc để lấy phần thưởng - tức là động lực bên ngoài, chúng sẽ trở nên ít sẵn sàng tiếp tục rèn luyện hơn những đứa trẻ có động cơ thực chất từ bên trong, bởi vì chúng không thực sự mong muốn cải thiện kỹ năng của mình. 

Trong ví dụ trên, những đứa trẻ có động cơ bên ngoài có xu hướng nói rằng chúng sẽ không làm bài tập về nhà trừ khi được xem video, thậm chí đặt điều kiện kéo dài thời gian xem video để đổi lấy việc học.

Để giải quyết vấn đề này, bà Hosoda nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khen những tiến bộ của trẻ. Trẻ em sẽ trở nên có động lực bên trong và tự tin hơn khi người lớn khen ngợi những tiến bộ mà chúng đạt được. 

Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ đạt điểm tuyệt đối, cha mẹ không nên chỉ khen ngợi "kết quả tuyệt vời" mà nên tán dương sự trưởng thành của trẻ bằng những cách diễn đạt như "con đã giải được bài toán khó mà trước đây con chưa làm được".

Cha mẹ cũng nên đánh giá một cách khách quan về khả năng và sự trưởng thành của con cái trong việc học. Một số cha mẹ dùng cách so sánh con với các bạn cùng lớp, dẫn đến hình thành tâm lý của trẻ rằng chúng "không làm được".

"Điều quan trọng là cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con và tìm cách giúp con khắc phục những điểm yếu hơn là tìm những khuyết điểm của con", bà Hosoda khuyên.

Dù ở bất kỳ thời điểm nào, điều quan trọng là nuôi dưỡng khả năng của trẻ để tiếp tục phát triển mà không cần quan tâm đến kết quả".

Phó giáo sư Chihiro Hosoda

Muốn con phát triển trí não: Hãy luyện cho con kiên trì

Phó giáo sư Chihiro Hosoda giải thích: bộ não phát triển theo thứ tự từ sau ra trước, theo đó thùy đỉnh ở gần đỉnh đầu và sau đầu - nơi kiểm soát sự phối hợp vận động - sẽ đạt đến mức độ phát triển cao nhất khi trẻ khoảng 5 tuổi.

Tiếp đến là sự phát triển của thùy chẩm ở phía sau đầu - chịu trách nhiệm nhận thức thị giác, bao gồm màu sắc, hình dạng và chuyển động. Do đó, trẻ nên bắt đầu chơi piano, bơi lội và các hoạt động thể chất khác lúc khoảng 5 tuổi.

Trong khi đó, thùy trán, phần trước của não chịu trách nhiệm về các chức năng nhận thức cao hơn như trí nhớ, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề, sẽ đạt mức phát triển đầy đủ khi trẻ khoảng 13 tuổi.

"Kiên trì là chìa khóa để phát triển trí não", phó giáo sư Hosoda nói. Theo bà, có thể tập tính kiên trì bằng cách thực hiện siêng năng một công việc đơn giản hằng ngày, chẳng hạn như ghi nhớ một từ tiếng Anh mỗi ngày.


Google chia sẻ 5 bí quyết dạy con trên mạng Google chia sẻ 5 bí quyết dạy con trên mạng

TTO - Trẻ em đang trở thành những công dân số trong giai đoạn dịch COVID kéo dài. Tuy vậy, môi trường mạng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ mà phụ huynh cần hiểu và hướng dẫn.

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp