20/10/2015 07:38 GMT+7

Trên cả... nghị lực

ĐỨC BÌNH (ducbinh@tuoitre.com.vn)
ĐỨC BÌNH ([email protected])

TT - Biết bao nghịch cảnh không xô đẩy hay hạ gục được nghị lực, khát vọng vươn lên của Trần Thị Kim Ngân (quận Lê Chân, Hải Phòng), tân sinh viên khoa thiết kế đồ họa Viện ĐH Mở Hà Nội.

Ngân làm thêm tại một cửa hàng đồ cũ trên phố Đội Cấn (Hà Nội) để trang trải cuộc sống - Ảnh: Tiến Thắng
Ngân làm thêm tại một cửa hàng đồ cũ trên phố Đội Cấn (Hà Nội) để trang trải cuộc sống - Ảnh: Tiến Thắng
Nhiều người thân khuyên tôi nên dừng việc học vì hoàn cảnh, nhưng tôi nghĩ chẳng lẽ để 12 năm đèn sách lãng phí thế sao?

Ngân là người đầu tiên gửi lá đơn xin xét duyệt học bổng tiếp sức đến trường đến văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hải Phòng với hoàn cảnh cực kỳ éo le. Nhưng gặp em ở gần bến xe Lương Yên (Hà Nội), câu chuyện của Ngân còn bi đát, thê thảm hơn rất nhiều so với những gì Ngân đã viết trong đơn...

Đời quá nhiều nỗi buồn

Như đã quen gặm nhấm nỗi buồn trong suốt 17 năm qua, trong câu chuyện buồn về mình Ngân không hề tỏ thái độ buồn chán, bi quan. Thi thoảng cô bé vẫn cười nhưng tôi thấy ánh mắt long lanh, ngấn lệ trực chờ trào ra trên khóe mắt Ngân.

Ngân chậm rãi kể: “Ngay từ khi ra đời, tôi đã thiếu tình yêu thương che chở của người cha. Mẹ không có nghề nghiệp gì, mắc nghiện ma túy, rồi dính vào buôn bán ma túy”. Khi Ngân được 2 tuổi thì mẹ phải vào tù lần đầu và Ngân nhớ đã ba lần như thế. Rồi mẹ ra đi vào năm 2010 vì căn bệnh thế kỷ.

“Tôi chủ yếu sống ở nhà bác ruột cùng với ông bà ngoại. Vậy mà trong khoảng thời gian đó, năm 2006 bà ngoại bị ngã liệt người, năm 2010 ông ngoại cũng từ giã cuộc đời”.

Ông mất, bà ngoại bị liệt, mẹ mất, bố và bác đều vướng vòng lao lý, ở nhà chỉ còn người bác dâu đang nuôi con nhỏ và Ngân. Vì thế, Ngân phải vừa học, vừa cùng bác dâu cáng đáng mọi việc chèo lái gia đình. Phải mãi sau này (từ năm 2010), khi bác ruột hoàn lương, tiếp nhận lại cửa hiệu cơ khí của ông nội thì Ngân mới đỡ vất vả hơn...

Tránh vết xe đổ của bố mẹ

“Từ nhỏ đến khi học hết cấp III, đi học tôi không có nhiều bạn bè. Đến trường, vào lớp là nhiều ánh mắt bạn bè soi mói, xa lánh. Không chỉ bạn bè đồng lứa, nhiều người lớn hẳn hoi cũng ngăn cấm con cháu họ không chơi với tôi. Tôi cũng từng tính bỏ học ra đường kiếm sống tự nuôi mình, nuôi ông bà. Nhưng nếu bỏ học, cuộc đời tôi chắc cũng chẳng khá hơn, biết đâu rồi lại không công ăn việc làm, lại sa đà vào tệ nạn, rồi lại bị người ta hắt hủi xa lánh hơn nữa. Nghĩ thế, tôi càng quyết tâm phải học, học để thoát khỏi vết xe đổ của bố mẹ” - Ngân thẳng thắn tâm sự.

Và để nuôi ước mơ, Ngân biết hoàn cảnh của mình nên ngay từ hồi cấp II, làm được việc gì có thể kiếm tiền là Ngân làm. Ngân giỏi văn, có năng khiếu vẽ, rất thích vẽ và vẽ đẹp nên giờ học nhiều bạn bè nhờ chỉ giúp, được “trả thù lao” 5.000 - 10.000 đồng về bỏ ống heo.

Lên cấp III, Ngân tranh thủ ngoài giờ học đi phát tờ rơi rồi đi bán SIM, thẻ điện thoại. Thậm chí, khi học lớp 11, 12 Ngân còn nhận thêu tranh chữ thập thuê. Mỗi bức tranh nhỏ thêu trong một tuần em cũng kiếm được 300.000 đồng. Mỗi dịp nghỉ hè, những người quen biết hoàn cảnh của Ngân lại tạo điều kiện gọi Ngân đi làm, và Ngân thường xuyên đi bán hàng tại một cửa hàng vật liệu xây dựng.

Lên Hà Nội chờ ngày nhập học, Ngân đã kiếm tiền đóng tiền nhập học bằng các “nghề”: đi thổi bóng bay, trang trí phòng tiệc cưới, phát tờ rơi, phục vụ bàn ở quán bida, nhân viên bưng bê tại quán bia. Mỗi nơi làm thử được 2 - 3 ngày thì đuối quá, sợ không theo nổi nên Ngân xin nghỉ. Rồi Ngân chuyển qua xin làm nhân viên bán hàng lưu niệm trên đường Đội Cấn.

“Tôi đã xác định học ngành thiết kế đồ họa là phải có máy tính nên đã chủ động tiết kiệm và làm đủ mọi cách để kiếm tiền. Tuy nhiên hôm rồi nhập học tôi đã phải lấy tiền đó đóng tiền nhập học” - Ngân nói

ĐỨC BÌNH ([email protected])
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp