15/12/2024 16:53 GMT+7

Trên 56% doanh nghiệp Nhật tính mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch.

Trên 56% doanh nghiệp Nhật tính mở rộng kinh doanh tại Việt Nam - Ảnh 1.

Dòng vốn từ Nhật vào Việt Nam vẫn tăng đều qua các kênh đầu tư trực tiếp và các thương vụ mua bán sáp nhập. Trong ảnh: sản xuất tại Công ty Saigon Food, một công ty được mua lại bởi Tập đoàn Maruha Nichiro - Ảnh: K.D

Theo kết quả khảo sát mới nhất do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, 56,1% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bày tỏ ý định mở rộng kinh doanh trong vòng 1-2 năm tới.

Con số này giúp Việt Nam duy trì vị thế nằm trong nhóm đầu các thị trường ASEAN mà doanh nghiệp Nhật ưu tiên mở rộng hoạt động, nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng trưởng và thị trường nội địa dần phục hồi mạnh mẽ.

Khảo sát cũng cho thấy 64,1% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam kỳ vọng đạt lợi nhuận trong năm 2024. Mặc dù tỉ lệ này giảm 9,8 điểm phần trăm so với năm trước, đây vẫn là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, kể từ trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019.

Bên cạnh đó, dự báo năm 2025 cho thấy sự lạc quan khi 50,4% doanh nghiệp nhận định tình hình kinh doanh sẽ "cải thiện", trong khi chỉ 9,2% lo ngại sẽ "xấu đi". Riêng trong năm 2024, tỉ lệ doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận cải thiện đạt 48,8%, tăng 16,8 điểm phần trăm so với năm 2023.

Các doanh nghiệp ngành chế tạo cho rằng lợi nhuận được cải thiện nhờ "nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng", trong khi các doanh nghiệp ngành phi chế tạo ghi nhận sự hồi phục từ "nhu cầu thị trường nội địa".

Các doanh nghiệp Nhật tập trung mở rộng chức năng bán hàng tại Việt Nam, với tỉ lệ 62,2% dẫn dắt bởi tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu và sức mua nội địa. Việt Nam không chỉ là trung tâm sản xuất mà còn trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ Nhật Bản.

Dù mức lương trung bình tại Việt Nam được xếp ở mức trung bình trong khu vực, nhưng tỉ lệ tăng lương lại thuộc nhóm cao nhất, đạt 5,4% trong năm 2024. Chuyển biến này phản ánh sự cạnh tranh trong việc thu hút nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phi chế tạo - nơi mức chênh lệch lương giữa các quốc gia trong khu vực không đáng kể.

JETRO cũng cho biết báo cáo sơ bộ này chỉ đang tập trung vào ba nội dung chính: triển vọng lợi nhuận kinh doanh, kế hoạch triển khai kinh doanh trong tương lai và tiền lương. Các nội dung quan trọng khác như dịch chuyển sản xuất, môi trường cạnh tranh, và xuất nhập khẩu sẽ được tổ chức công bố chi tiết vào tháng 1-2025.

Doanh nghiệp Nhật Bản đặt niềm tin vào Việt Nam trong kế hoạch mở rộng kinh doanh - Ảnh 2.Lao động trẻ Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản

Độ tuổi bình quân của người lao động trẻ là yếu tố giúp Việt Nam thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Sự giao hòa giữa kỹ thuật Nhật Bản cùng nguồn lực ưu tú Việt Nam sẽ tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp