15/08/2023 08:19 GMT+7

Trẻ trăn trở về bạo lực mạng

55 đại biểu đã tham gia kỳ họp 12 Hội đồng Trẻ em TP.HCM được tổ chức tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM với chủ đề "Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em".

Đại biểu trẻ em chia sẻ ý kiến tại kỳ họp 12 Hội đồng Trẻ em TP.HCM - Ảnh: B.MINH

Đại biểu trẻ em chia sẻ ý kiến tại kỳ họp 12 Hội đồng Trẻ em TP.HCM - Ảnh: B.MINH

Từng bước sẽ có kênh tuyên truyền do chính học sinh xây dựng và lan tỏa, kỳ vọng là nơi các bạn tin tưởng chia sẻ, trải lòng.

Chị TRỊNH THỊ HIỀN TRÂN

Kỳ họp này còn để chuẩn bị cho phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" dự kiến lần đầu tiên được tổ chức sắp tới. Không chỉ là môi trường sống an toàn trong gia đình, nhà trường, xã hội mà các bạn còn trăn trở về bạo lực trên mạng với trẻ.

Nhiều ý kiến nói các trang confession có thể làm gia tăng tình trạng bạo lực mạng. Nhiều bạn chọn giải quyết mâu thuẫn bằng việc ẩn danh đăng nội dung tấn công bạn bè trên mạng. Đáng lo khi nhiều bạn không thổ lộ với cha mẹ về các câu chuyện bạo lực tại trường học nên cảm thấy bế tắc, bị cô lập và chọn cách giải quyết khá tiêu cực.

Bạn Nguyễn Ngọc Lê Hân (lớp 5, Trường tiểu học Trần Thị Ngọc Hân, huyện Nhà Bè) đề xuất có tập huấn về công nghệ thông tin và truyền thông cho học sinh với sự tham gia của phụ huynh để cung cấp kiến thức về an toàn trên không gian mạng. Ngoài ra, cần có thêm sản phẩm, nền tảng dành cho trẻ em để chia sẻ thông tin chính thống, tích cực. Khuyến khích học sinh chia sẻ với cha mẹ, thầy cô khi gặp bạo lực học đường.

Nhưng luồng ý kiến phản biện nói nếu chia sẻ mà mọi chuyện không đi đến đâu thì sao. Bạn Phan Ánh Mai (lớp 8, Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3) kể mình từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Nhưng kể với cha mẹ, bạn được khuyên thôi ráng vì ba mẹ không thể làm lớn chuyện hay đòi đổi giáo viên được.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) nói nhiều phụ huynh muốn con mình chia sẻ nhưng lại không đồng cảm, không tin con nên trẻ khó mở lòng. 

"Chúng tôi vẫn thường tuyên truyền để phụ huynh phải lắng nghe con vì khi trẻ bị xâm hại, bạo hành, tâm lý sang chấn rất nặng. Cha mẹ càng phải gần gũi, giúp con hiểu rằng đó chỉ là tai nạn không mong muốn và các con cần tiếp tục sống, học tập, vươn lên cùng bạn bè", bà Nữ nói.

Các bạn còn nêu câu chuyện khá mới về việc phân biệt dân tộc giữa các bạn nhỏ. Bạn Sơn Thủy (lớp 7, Trường THCS An Lạc, quận Bình Tân) nói mình là người Khmer và thường bị hiểu nhầm rằng không mang dòng máu Việt. "Có những bạn khác cũng gặp tình trạng tương tự. Dù biết có khi chỉ nói đùa nhưng chúng mình vẫn thấy như mang hàm ý miệt thị", Thủy nói.

Chị Trịnh Thị Hiền Trân - phó bí thư Thành Đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội TP - nói sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ trang bị cho phụ huynh kiến thức về tâm lý con trẻ và kỹ năng lắng nghe con vì việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em phải là sự chung tay của toàn xã hội.

Trẻ Việt 9 tuổi lên mạng, 13 tuổi mới được chỉ cách tự bảo vệTrẻ Việt 9 tuổi lên mạng, 13 tuổi mới được chỉ cách tự bảo vệ

Độ tuổi trung bình của trẻ Việt Nam sử dụng Internet là 9, còn thế giới là 13 tuổi. Điều gì xảy ra khi trẻ tiếp cận không gian mạng mà không được bảo vệ?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp