29/11/2023 09:42 GMT+7

Trẻ sơ sinh vàng da, có đáng lo không?

Có nhiều trẻ mới sinh, nhìn thấy con có màu da hơi vàng, các bà mẹ đã lo lắng sợ con mình bị chứng vàng da bệnh lý - cảnh báo một loạt biến chứng nguy hiểm nào đó. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết có khi thấy da trẻ vàng, nhưng chưa hẳn đã là bệnh lý.

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh - Ảnh: BV

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh - Ảnh: BV

Bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Quý Phong - khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết:

Vàng da xảy ra khi bilirubin máu tăng trên giới hạn bình thường. Thường gặp khoảng 50% ở trẻ đủ tháng và hơn 80% ở trẻ non tháng. Tuy nhiên các bà mẹ chớ quá lo lắng, vì vàng da sơ sinh có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.

Thông thường, vàng da sinh lý xuất hiện 2 ngày sau sinh và thường tự hết trong thời gian 2-3 tuần, trẻ vàng da nhưng vẫn khỏe. 

Riêng đối với trẻ vàng da bệnh lý thì xuất hiện thời gian trước 24 giờ sau sinh. Đối với trẻ vàng da bệnh lý, sẽ xảy ra tình trạng bỏ bú, bú kém, lừ đừ, khóc thét, kèm sốt…

Để đánh giá mức độ vàng da ở trẻ, phải quan sát màu da dưới ánh nắng mặt trời; dùng tay ấn lên da theo tuần tự mặt (trán), ngực (trước xương ức), bụng, đùi, lòng bàn tay, bàn chân. 

Nếu trẻ vàng da càng nặng, thì vùng vàng da càng đi xuống dưới thấp. Ngoài ra, phụ huynh cần theo dõi tình trạng: trẻ có tỉnh, lanh lợi, bú tốt hay lừ đừ… theo dõi nhiệt độ cơ thể và màu phân, nước tiểu trẻ.

Trước hết, khi phát hiện con bị vàng da sơ sinh, cha mẹ cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ, theo dõi diễn tiến vàng da: vùng vàng da tới vị trí nào, ở ngày tuổi thứ mấy, có triệu chứng kèm theo hay không…?

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị?

Khi thấy trẻ vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh; vàng da diễn tiến nhanh hoặc vị trí vàng da tới vùng đùi hoặc vùng dưới rốn. 

Trẻ vàng da có kèm theo một số dấu hiệu: lừ đừ, bỏ bú, giảm vận động, khóc thét, co gồng, sốt, nước tiểu rất sậm màu, phân bạc màu hoặc trắng như phân cò… Thời gian vàng da kéo dài quá 2 tuần (ở trẻ đủ tháng) hoặc 3 tuần (ở trẻ non tháng).

Thông thường đối với điều trị trẻ vàng da, bác sĩ dùng biện pháp chiếu đèn, sử dụng đèn chuyên dụng ánh sáng xanh để điều trị. 

Đối với những trường hợp vàng da sơ sinh nặng hơn, không đáp ứng với liệu pháp chiếu đèn, bác sĩ sẽ phải tiến hành làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và chỉ định biện pháp thay máu bán phần hoặc toàn phần.

Đối với trẻ bị vàng da bệnh lý, chất vàng da (bilirubin gián tiếp) tăng quá nhiều sẽ thấm qua hàng rào máu não gây tổn thương tế bào thần kinh (vàng da nhân). 

Trường hợp trẻ vàng da do tăng bilirubin trực tiếp (thường do teo đường mật bẩm sinh) có thể gây xơ gan nếu không được phát hiện điều trị sớm.

Lần đầu thay máu toàn phần cho bé sơ sinh vàng da do bất đồng nhóm máuLần đầu thay máu toàn phần cho bé sơ sinh vàng da do bất đồng nhóm máu

Ngày 10-8, bác sĩ Ông Huy Thanh - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết ê kíp bác sĩ khoa sơ sinh đã điều trị thay máu toàn phần thành công cho một bé sơ sinh 2 ngày tuổi, bị vàng da nặng do bất đồng nhóm máu mẹ con.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp