19/04/2024 15:01 GMT+7

Trẻ 'nghiện' điện thoại: Bắt nguồn từ sự nuông chiều?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại, trong đó có sự nuông chiều của các phụ huynh.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại - Ảnh: Tư liệu TTO

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại - Ảnh: Tư liệu TTO

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ án liên quan trẻ em có nguyên nhân từ mạng xã hội và việc trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng.

Tuy nhiên, có lẽ đó chỉ là phần nổi, và mối nguy ngấm ngầm bên trong chiếc điện thoại trẻ đang cầm trên tay mới thật sự là nỗi lo lớn.

"Đối thủ" lớn nhất của con trẻ là điện thoại, máy tính bảng, ti vi

Theo bạn đọc Xuan Lam, việc trẻ em sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá nhiều như hiện nay quả là đáng báo động.

"Tôi nói điều này bởi con trẻ tập trung rất nhiều thời gian, suy nghĩ cho vật dụng này, với mục đích giải trí. Cũng có người bao biện rằng cho con trẻ xem điện thoại, máy tính bảng, ti vi... cũng là học, nhưng nói thẳng học tập chắc chỉ 10/100!", bạn đọc này viết.

"Tôi để ý khi xem xong, trẻ không phát triển về thể chất, tinh thần mà ngược lại hay cáu gắt và khép kín, mệt mỏi, xanh xao, gầy gò hoặc béo phì...

Đó cũng là lý do rất nhiều bệnh tật về mắt xuất hiện, các cửa hàng kính mắt mọc như nấm"...

Trước khi nói đến trách nhiệm xã hội, mỗi gia đình phải là lá chắn trước tiên, khi nhiều phụ huynh "tại, vì, bị"... và cuối cùng dí điện thoại, mua tặng điện thoại mới cho con.

Cuối cùng, bạn đọc Xuan Lam kết luận: "Nếu nói mua điện thoại liên lạc thì chỉ cần gì điện thoại thông minh, chỉ cần cục gạch là xong!".

Còn theo bạn đọc Nguyễn Tuấn Lộc, "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Lỗi này không hẳn ở các em, trước tiên thuộc về người lớn.

Bạn đọc, Nguyễn Tuấn Lộc viết: "Tôi đã từng thấy nhiều bà mẹ, ông bố dùng điện thoại thông minh bật clip cho con vài ba tuổi coi để đút cơm ăn dễ dàng, khi con quấy khóc chỉ cần mở điện thoại thông minh. Đến quán cà phê thấy cháu 5-7 tuổi bấm game trên điện thoại cho bố mẹ rảnh nói chuyện tiếp khách…".

Các cháu nhỏ ngày nay được tiếp xúc điện thoại thông minh từ rất sớm, từ ai thì ai cũng biết rõ. Tuổi nhỏ thì thường hay tò mò và hiếu động, hệ quả đến là điều tất nhiên.

Nên định hướng trẻ ra sao?

Theo nhà giáo Lê Tấn Thời, vụ việc một học sinh lớp 6 ở Đà Nẵng vừa bị kẻ xấu ghép ảnh đồi trụy để tống tiền làm cho các bậc cha mẹ và thầy cô thêm nỗi lo về an toàn trên không gian mạng với trẻ em, kể cả lứa tuổi vị thành niên.

"Thời gian qua không ít ý kiến bàn về chuyện này, nhưng nó vẫn luôn là vấn đề thời sự.

Trong bất kỳ dịp nào, hoàn cảnh nào, việc dạy con trẻ khi sống chung cùng thế giới ảo là một điều thực sự đáng quan tâm đối với phụ huynh", ông nói.

Về giải pháp, bạn đọc Lê Tấn Thời hiến kế: "Hãy dạy trẻ ý thức về những ảnh hưởng của hành vi trên mạng đến đời sống thực và đặt ra ranh giới cho chính mình để mang lại sự thoải mái hơn.

Ngược lại, nếu suốt ngày con trẻ "sống" với chiếc điện thoại sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy. Trong đó, sự vô cảm cũng có thể bắt nguồn từ đây.

Và đến một lúc nào đó, hành vi, cách ứng xử của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những thông tin lệch lạc mà trẻ thẩm thấu dần từ thế giới ảo.

Hãy tận dụng năng lượng nội tại của mình cùng với kiến thức để trang bị cho tâm lý một lớp áo giáp vững chãi chống lại những tác động không đáng có của ngoại cảnh để tránh những mối nguy hiểm tiềm tàng từ những dấu chân số của chính mình.

Đó chính là những việc mà cha mẹ và thầy cô nên quan tâm đến để hướng các cháu trở thành những công dân số có trách nhiệm trong thời đại 4.0 và quan trọng hơn hết đó là an toàn khi tham gia vào thế giới số".

Trường nên thu điện thoại của học sinh, ba mẹ gọi mới đưa lại

Mê chơi điện thoại, điện tử dễ lơ là việc học. Phụ huynh có thương con thì mua nhiều sách bài tập cho con làm thêm, các con có trao đổi với bạn bè thì cũng nói về bài vở là chính, đỡ sa đà những thứ vô bổ lố lăng.

Mỗi ngày vô trường nên thu lại điện thoại của học sinh, khi nào ba mẹ gọi thì mới đưa lại để nghe.

Ý kiến bạn đọc Đảm Ý

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ điều gì? Bạn có đồng ý với các ý kiến nêu trong bài viết?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... của bạn, chúng tôi sẽ chọn lọc đăng tải trong phần bình luận dưới bài viết. Trân trọng!

Con trẻ và điện thoại: Cấm thì thương, buông thì... mệt đầuCon trẻ và điện thoại: Cấm thì thương, buông thì... mệt đầu

Những vụ án gây hại trẻ em có liên quan đến việc trẻ sử dụng điện thoại có lẽ chỉ là phần nổi. Những gì còn ẩn ngầm bên trong điện thoại trẻ đang cầm trên tay mới thật sự là nỗi lo lớn.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp