07/03/2023 09:51 GMT+7

Trẻ mắc rối loạn tăng động tăng

Ảnh hưởng của dịch COVID-19, các thiết bị điện tử được trẻ sử dụng nhiều… khiến tỉ lệ trẻ mắc tăng động có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây.

Trẻ được thăm khám và điều trị tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh: THU HIẾN

Trẻ được thăm khám và điều trị tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh: THU HIẾN

Nhiều cha mẹ chủ quan không phát hiện được con mình bị rối loạn tăng động, không sớm điều trị. Một số trẻ khi cha mẹ phát hiện ra quá muộn, nhiều trẻ có hành vi nguy hiểm tấn công người khác hoặc tự làm hại mình.

Bác sĩ Trần Quang Huy

Đối với các bé bị tăng động cách tốt nhất là cha mẹ nên tương tác với con nhiều hơn, dành thời gian để giải thích cho trẻ hiểu, sử dụng các clip, hình ảnh... Đối với hành vi tốt nên khen để trẻ nhớ. Không nên ra lệnh hoặc đánh trẻ. Thường sau 18 tuổi có đến 80% các trẻ bị tăng động sẽ khỏi. Phác đồ điều trị từ 6-9 tháng các bé sẽ tạm ổn. Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế nhanh nhất có thể để thăm khám và điều trị.

Đi học mới phát hiện con mình tăng động

Đến phòng khám tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm khám cho con, cha bé T.N. (9 tuổi, Đắk Lắk) mới biết con mình mắc phải chứng rối loạn tăng động.

Theo lời kể của cha bé N., thời gian gần đây thầy cô giáo phản ảnh về nhà rất nhiều vì bé có kết quả học tập rất tệ. Thầy cô cho biết bé N. không ngồi yên một chỗ nghe giảng bài mà thường xuyên chạy nhảy, hay quên và làm mất dụng cụ học tập.

"Có hôm bé còn cầm cây đánh bạn, không thể kiểm soát được hành động, buổi tối thường ngủ không sâu. Trước đó gia đình đã thấy con có những biểu hiện hay chạy nhảy, không tập trung chú ý nhưng vì chủ quan nghĩ trẻ chỉ nghịch ngợm nên không đưa con đi khám. Thời gian gần đây, thấy các cô giáo phản ảnh gia đình mới đưa con đi khám", ba bé N. cho hay.

Trường hợp khác, bệnh nhi nam A.D. (6 tuổi, Bình Thuận) được cha mẹ đưa đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng kém chú ý, bướng bỉnh, hay chạy nhảy lăng xăng và có hành vi xung động mạnh.

Theo lời kể của người nhà, bé D. khởi phát bệnh lúc 4 tuổi, thường xuyên có hành động chạy nhảy liên tục, không ngồi yên. Tình trạng này ngày càng tăng dần, đến năm 5 tuổi bé ngày càng lăng xăng hơn, ba mẹ nói không nghe lời, bên cạnh đó còn xuất hiện hành vi đánh bạn, cào cấu người ở gần khi không vừa ý, hay lắc đầu.

Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) và chậm phát triển ở mức độ nhẹ. Bé D. được điều trị bằng thuốc, tâm lý hành vi nhận thức cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Trẻ tăng động có xu hướng tăng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Quang Huy - khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết thống kê mới của Bộ Y tế cho thấy, trung bình một lớp học 40 trẻ thì có khoảng 5 bé mắc phải rối loạn tăng động, tỉ lệ là 1/8.

Tại phòng khám tâm lý của bệnh viện cứ khoảng 100 bé đến khám thì có đến 80 bé rối loạn tăng động. Trẻ mắc rối loạn tăng động có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến trẻ tương tác với xã hội kém, nhận thức của cha mẹ ngày càng tăng…

Bác sĩ Huy cho biết thêm, đặc điểm chung của các bé mắc phải hội chứng tăng động như: trẻ tự ý rời khỏi lớp học, rời chỗ ngồi khi cô giáo đang giảng bài, hay quên, thường xuyên làm mất dụng cụ học tập, chạy lăng xăng, không ý thức được sự nguy hiểm, gọi không quay lại...

Bên cạnh đó, nhiều trẻ có hành vi nóng tính, hành động mạnh khi không vừa ý, đi chung với rối loạn ngôn ngữ và rối loạn giấc ngủ.

Trẻ có khả năng mắc phải hội chứng tăng động từ 36 tháng tuổi trở đi, đặc điểm dễ nhận thấy nhất là không tập trung chú ý được, gọi không quay lại… Tuy nhiên, hiện nay trẻ mắc phải hội chứng tăng động hầu như phát hiện muộn do cha mẹ chủ quan, đến khi đi học thầy cô giáo mới phát hiện.

"Để đánh giá trẻ có tăng động hay không cần phải dựa vào ba môi trường khác như: môi trường ở trường học, phòng khám và ở nhà. Trẻ rối loạn tăng động khi ở ba môi trường này bé thường không có sự chú ý, leo trèo liên tục…

Đối với các bé nặng bé sẽ không kiểm soát được hành vi, có hành động hung hăng khi không vừa ý. Đối với trẻ hiếu động mặc dù đang hoạt động, khi phụ huynh gọi hoặc phát hiện nguy hiểm trẻ sẽ quay lại nhìn và biết dừng lại", bác sĩ Huy cho hay.

Bác sĩ Huy nhấn mạnh, với những trẻ phát hiện trễ việc điều trị sẽ khó hơn, độ tập trung chú ý ngày càng kém, hành vi rối loạn ngày càng nhiều, có những trẻ chạy ra đường, không vừa ý có thể làm hại mình, cầm cây, cầm dao dí bạn bè, cha mẹ…

Đối với các bé có tiếp xúc với thiết bị điện tử trên 3 tiếng/ngày, có nguy cơ mắc tăng động cao hơn.

Để điều trị, bên cạnh các liệu pháp tâm lý hành vi còn cần kết hợp thuốc, với hiệu quả dùng thuốc có thể đáp ứng đến 70%.

Trẻ tăng động thường giảm chú ý

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương - khoa tâm lý, vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết hiện tại, nguyên nhân của trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Đây là rối loạn phát triển thần kinh thường xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu phát triển của trẻ, có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào không có sự phân biệt. Nguy cơ mắc rối loạn này sẽ cao hơn ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, khiếm khuyết trí tuệ, động kinh.

Chẩn đoán trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ chính xác hơn với trẻ trên 4 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ đã bộc lộ các hành vi tăng hoạt động khó kiểm soát ở nhiều môi trường khác nhau, trẻ khó tuân thủ các nguyên tắc nói, nói nhiều, khó chờ đợi hay can thiệp vào việc người khác, giành giật đồ chơi…

Phân biệt trẻ bị tăng động hay chỉ hiếu độngPhân biệt trẻ bị tăng động hay chỉ hiếu động

Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi con em của mình hoạt động nhiều hơn bình thường so với những đứa trẻ khác và lo lắng có phải con "tăng động"?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp