09/12/2022 17:52 GMT+7

Trẻ mắc lao màng não nguy hiểm tăng bất thường

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trong tuần vừa qua, khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cùng lúc điều trị cho 6 ca lao màng não, trong khi trước đây chỉ 1-2 ca. Đây là bệnh để lại nhiều di chứng nặng, rất khó phục hồi nếu phát hiện trễ.

Trẻ mắc lao màng não nguy hiểm tăng bất thường - Ảnh 1.

Bác sĩ Dư Tấn Quy thăm khám một trẻ từng nhập viện điều trị tại khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Bác sĩ Dư Tấn Quy - trưởng khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - cho biết bệnh lao màng não là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với nhiều di chứng nặng. Khả năng điều trị thành công rất thấp nếu trẻ xuất hiện các biến chứng.

Trong tuần vừa qua, khoa đã tiếp nhận điều trị cùng lúc 6 bệnh nhi bị lao màng não, dù trước nay chỉ rải rác 1-2 ca.

Trong số này, có một bé 3 tháng tuổi được phụ huynh đưa đến bệnh viện trong tình trạng co giật, sốt, vùng tay bị yếu, đầu to vì nhiều ổ vi khuẩn lao bám trên màng não...

Được biết bé là con thứ 12 trong gia đình. Thời điểm trước khi nhập viện, gia đình có thấy đầu bé to nhưng nghĩ là do di truyền nên không đưa đi bệnh viện sớm.

Bác sĩ Quy cho hay dù hiện nay bệnh lao đã có thuốc điều trị và khả năng đáp ứng tốt nhưng với những trường hợp phát hiện trễ, đã có biến chứng nặng khi vào bệnh viện (co giật liên tục, vùng tay bị yếu, đầu to, thân mình teo...), di chứng để lại rất cao.

Với những trẻ gặp biến chứng như điếc, mờ mắt, cả tay và chân yếu liệt... thì rất khó phục hồi.

Để phòng ngừa bệnh lao màng não trẻ nhỏ, bác sĩ Quy khuyến cáo ngoài bắt buộc trẻ phải tiêm vắc xin ngừa lao BCG trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phụ huynh nên phát hiện sớm bệnh với những dấu hiệu "kinh điển" gồm sốt, đặc biệt sốt về chiều, ho kéo dài, biếng ăn, sụt cân. Đồng thời cần cẩn trọng nguồn lây bệnh lao từ những thành viên trong gia đình, kể cả ông bà, cô, chú...

Theo bác sĩ Quy, người dân đang chủ quan cho rằng bệnh lao rất khó lây và điều trị hiệu quả vì hiện nay đã có thuốc chữa lao, có vắc xin phòng bệnh, phác đồ điều trị bệnh lao tiềm ẩn và những xét nghiệm phát hiện sớm bệnh lao.

"Bệnh này dần dần bị bỏ quên, đặc biệt là sau dịch COVID-19. Nhiều người ho dai dẳng, sốt nhưng lại nghĩ do ảnh hưởng của hậu COVID-19 mà không nghĩ các triệu chứng này cũng được xếp vào dấu hiệu gợi ý bệnh lao (ho kéo dài, sốt nhẹ, biếng ăn sụt cân và vã mồ hôi - PV)", bác sĩ Quy nói.

Vì sao nhiều người trẻ mắc bệnh lao? Vì sao nhiều người trẻ mắc bệnh lao?

TTO - Nếu như trước đây bệnh lao chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, hiện nhiều người trẻ tuổi đã mắc phải bệnh lao. Theo ước tính mỗi năm nước ta có tới 13.000 trẻ em mắc bệnh lao cần phải điều trị.

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp