15/12/2022 11:00 GMT+7

Trẻ mắc 'hội chứng sốt chu kỳ' có nguy hiểm?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Thời gian gần đây có nhiều trẻ đang ở độ tuổi đi học bị sốt, nghẹt mũi... Dù bệnh không quá nặng nhưng cứ tái đi tái lại, và thời gian thường gặp nhất là khi bắt đầu một tuần mới sau ngày nghỉ - trẻ phải đi học.

Trẻ mắc hội chứng sốt chu kỳ có nguy hiểm? - Ảnh 1.

Đôi khi trẻ không thích đi học cũng bị... sốt. Trong ảnh: một bữa ăn bán trú tại trường mầm non - Ảnh: NHƯ HÙNG

Điển hình như trường hợp bé K., 2 tuổi. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, cơ thể bé bị ấm nóng kèm nghẹt mũi đã ba lần. Trong đó, lần đầu là bị viêm kết mạc, lần hai là sốt siêu vi kèm rối loạn tiêu hóa. Hiện gia đình theo dõi các triệu chứng hiện tại của bé, nếu nặng hơn thì sẽ đưa đi khám chuyên sâu.

Phụ huynh bé K. thắc mắc rằng, những biểu hiện mà con của chị đã và đang mắc có liên quan đến yếu tố tâm lý hay không, bởi khi trẻ phản kháng chuyện đi học, nhất là vào sáng thứ hai thì cơ thể lại ấm nóng, trong khi vào những ngày nghỉ cuối tuần thì vui chơi bình thường.

Trả lời thắc mắc này, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho rằng trẻ bị sốt tái đi tái lại, có khoảng thời gian ngắn nhất định còn được gọi là sốt chu kỳ. Đây là một triệu chứng của rất nhiều bệnh nên trẻ phải thăm khám, thực hiện các chỉ định cần thiết để loại trừ những nguyên nhân.

Trong đó sốt chu kỳ do tâm lý trẻ cũng có thể là một trong những nguyên nhân thường gặp.

Khi trẻ không thích đi học thì rất "muốn" bản thân mắc một bệnh nào đó để được ở nhà. Với tâm trạng này, các cơ quan tự điều hòa qua việc tăng cường hoạt động hơn, từ đó "sản xuất" ra nhiệt, làm tim đập nhanh, gây sốt... Khi trẻ ổn định tâm lý, sẵn sàng đi học thì tình trạng sốt này sẽ hết.

Ngoài ra, sốt chu kỳ có thể gặp ở những bệnh lý nguy hiểm, ví dụ trước đây là sốt rét.

Biểu hiện này cũng có liên quan đến rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là bệnh về rối loạn chuyển hóa ở não hay tại trung tâm điều hòa nhiệt độ hoặc là biểu hiện lâm sàng trẻ bị viêm màng não, viêm hạ đồi hoặc các bệnh ác tính như bạch cầu cấp, lymphoma...

"Những bệnh này mang tính chất loại trừ. Khi xét nghiệm và thực hiện các chỉ định mà có kết quả bình thường và trẻ sốt nhưng vẫn chơi, sau đó hạ sốt rồi tiếp tục sốt lại thì sốt này không sao", bác sĩ Tiến nói.

Bác sĩ Tiến cho biết thêm, tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố chủ yếu tiếp nhận trẻ bị sốt cao, kéo dài. Trường hợp sốt nhẹ 38 độ C và tái phát chỉ gặp thỉnh thoảng ở phòng khám của ông và những trẻ này cũng chỉ sốt bình thường, không đáng lo.

Để loại trừ nguyên nhân, bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

"Điều quan trọng nhất là phải loại trừ những nguyên nhân thực thể. Nếu trẻ có một bệnh nền tiềm ẩn nào đó, có biểu hiện sốt mà chúng ta bỏ sót thì rất nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Nếu trẻ sốt và vẫn chơi bình thường, cũng như đã loại trừ những nguyên nhân bệnh lý, thì có thể là nguyên nhân tâm lý", bác sĩ Minh Tiến chia sẻ.

Trẻ sốt xuất huyết nặng tăng, 25% số ca nhập viện Trẻ sốt xuất huyết nặng tăng, 25% số ca nhập viện

TTO - Trong 63 ca sốt xuất huyết đang nằm điều trị tại khoa nhiễm, có đến 17 ca nặng. Những trẻ này bị sốc, suy hô hấp.

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp