“Chúng tôi thấy những em bé không đòi hỏi nhiều sự âu yếm, vỗ về, luôn có biểu hiện vui vẻ và dễ bế ẵm có nhu cầu thức ăn thấp hơn. Bởi vì chúng sẵn sàng hoạt động, vui chơi mà không cần nhận được thêm đồ ăn như phần thưởng. Trẻ em vui vẻ chấp nhận sự quan tâm, chăm sóc có ít động cơ làm mọi việc vì đồ ăn hơn”, tiến sĩ Kai Ling Kong, ĐH Cornell, cho biết.
Những đứa trẻ thường nhanh nín khóc hoặc dễ dỗ dành cũng có động cơ làm mọi việc để được an ủi bằng đồ ăn ít hơn.
Ngược lại, những trẻ cần vỗ về, dỗ dành nhiều, cần thời gian dài hơn để quên những chuyện làm chúng không hài lòng hay bị thức giấc sẽ có nhu cầu cao hơn về đồ ăn. Vì vậy, chúng cũng “sẵn sàng làm gì đó vất vả hơn” để được thưởng bằng đồ ăn.
Việc các bậc cha mẹ có thể nhận biết tính cách của con cái ngay từ nhỏ sẽ giúp xác định được phương thức để khuyến khích những thói quen lành mạnh, tốt cho sức khỏe hơn đối với giới trẻ
Nếu như thấy con mình có nhu cầu cao liên quan đến đồ ăn, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác hơn là chỉ ăn uống, đặc biệt không nên biến ăn uống thành phần thưởng.
“Sử dụng những phần thưởng khác thay cho đồ ăn, ví dụ như một chuyến ra công viên vui chơi hoặc những hoạt động khác cùng cha mẹ có thể giúp con bạn giảm tìm sự hài lòng bằng đồ ăn”, bà Kong cho biết.
Theo bà, trẻ có thể học hỏi những thói quen sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe khi cha mẹ chúng sống lành mạnh, dành sự quan tâm chu đáo đến nhu cầu ăn uống của trẻ, biết khi nào chúng no và không ngay lập tức sử dụng đồ ăn để làm hài lòng trẻ khi chúng quấy hay khóc lóc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận