18/01/2012 04:03 GMT+7

Trẻ em dễ mắc bệnh viêm não mô cầu

BS HOÀNG TRỌNG TẤN (ĐH Y dược Huế)
BS HOÀNG TRỌNG TẤN (ĐH Y dược Huế)

TT - Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn não mô cầu đang khiến nhiều người quan tâm khi dễ lây, dễ phát sinh thành dịch.

Vi khuẩn não mô cầu, còn gọi là màng não cầu, tên khoa học là Neisseria meningitidis, thuộc nhóm cầu khuẩn Gram âm. Vi khuẩn cư trú ở vùng hầu họng con người là ổ chứa duy nhất. Vi khuẩn gây bệnh trên toàn thế giới phần lớn do type A, B, C, W135 và Y. Tần suất vi khuẩn mang bệnh tìm thấy ở hầu họng 5-10%; tuy nhiên tỉ lệ này thường cao hơn nhiều ở trẻ em, nhất là về mùa lạnh.

Do đó các phụ huynh không nên cho con em đi chơi nhiều ngoài trời lúc chiều tối trong mùa mưa lạnh, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập hệ tuần hoàn, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.

Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới hai tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn khoảng 25%.

Đường lây

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do những hạt nước bọt tung tóe trong không khí từ người bị nhiễm trùng ở giai đoạn ủ bệnh hay phát bệnh. Cho nên ở nhà trẻ hoặc tại trường học hay nơi tập trung làm việc tập thể, nếu có người mắc bệnh thì phải báo với cơ quan y tế và cách ly người bệnh, đồng thời cho nhóm người này uống thuốc dự phòng.

Nhiễm trùng huyết do não mô cầu có hai diễn biến rất nguy hiểm:

1. Xuất huyết tuyến thượng thận hay còn gọi là hội chứng Water - house Fridrichsen, bệnh tiến triển rất trầm trọng và nhanh, tử vong trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên tỉ lệ này thấp.

2. Viêm màng não mủ xảy ra trong khoảng 58% các trường hợp. Bệnh biểu hiện các triệu chứng của viêm màng não, muốn xác định phải chọc tủy sống để có thái độ điều trị tích cực.

Về mặt lâm sàng, nhiễm trùng huyết do não mô cầu có hai loại:

1. Nhiễm trùng huyết cấp tính: Biểu hiện sốt cao, co giật, lơ mơ (hôn mê), mạch quay nhanh nhẹ hoặc khó bắt. Trên da, đặc biệt ở vùng đùi, vùng bụng, vùng lưng xuất hiện những ban thâm tím gọi là tử ban, ban to nhỏ không đều, có hình dạng bản đồ hoặc dạng hình ngôi sao. Hình ảnh của ban rất có giá trị để chẩn đoán lâm sàng. Theo kinh nghiệm, nếu một bệnh nhân nhập viện có các triệu chứng như trên mà không tìm thấy ban thì nên thăm khám ở kết mạc mắt (lòng trắng của mắt), nếu có vài ba chấm xuất huyết thì cảnh giác nhiễm trùng huyết do não mô cầu để theo dõi và điều trị kịp thời.

2. Nhiễm trùng huyết não mô cầu mãn tính: Hiếm gặp hơn và có đặc tính là sốt, không có biểu hiện nhiễm độc, đau khớp, đau đầu đồng thời có ban lan tỏa. Thời gian của bệnh kéo dài 6 - 8 tuần.

Thuốc dự phòng khi có dịch

Người dùng<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Liều lượng

Thời gian dùng

Rifapin

Trẻ dưới 1 tháng tuổi

Uống 10mg/kg chia 2

Trong 2 ngày

Trẻ trên 1 tháng tuổi

Uống 20mg/kg chia 2

Trong 2 ngày

Ceftriaxone

Dưới 15 tuổi

Tiêm bắp 125mg

Một liều duy nhất

Trên 15 tuổi

Tiêm bắp 250mg

Một liều duy nhất

Ciprofloxacin

Trên 18 tuổi

Uống 500mg

Một liều duy nhất

BS HOÀNG TRỌNG TẤN (ĐH Y dược Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp