Theo ông Phu, hội đồng chuyên môn của Đồng Nai đã họp và kết luận không tìm thấy bằng chứng liên quan tới dịch vụ tiêm chủng và chất lượng văcxin, bước đầu kết luận bé T. tử vong do cơ địa mẫn cảm với văcxin. Đây là trường hợp tử vong do mẫn cảm với văcxin (cụ thể là sau tiêm Quinvaxem) thứ 2 trong 6 tháng qua.
Cũng theo ông Phu, trong hơn 2 tháng đầu 2016, đã có 3 ca tử vong sau tiêm văcxin, trong đó có 2 trường hợp tử vong sau tiêm Quinvaxem và 1 sau tiêm văcxin ngừa viêm gan B. Tuy nhiên, cả ba trường hợp này đều được kết luận tử vong do bệnh trùng lặp, nghi ngờ sặc sữa hoặc do cơ địa mẫn cảm với văcxin!
Ông Phu cho biết trong tháng 3 này, Bộ Y tế sẽ tổ chức Khóa tập huấn xử trí tai biến sau tiêm cho bác sĩ các tuyến ở khu vực phía bắc. Trước đó, đã có 2 khóa tập huấn tương tự được được tổ chức ở miền Trung và miền Nam. Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng sẽ cung cấp tờ gấp hướng dẫn các bước xử trí tai biến sau tiêm đơn giản cho Trạm Y tế xã phường ngay trong nửa đầu 2016.
* Cùng ngày, Giải thưởng đổi mới trong chăm sóc sức khỏe do Tổ chức cứu trợ trẻ em và GSK trao tặng trị giá 400.000 USD đã được trao cho hệ thống đăng ký tiêm chủng kỹ thuật số (Immreg) ở tỉnh Bến Tre theo sáng kiến của Tổ chức PATH. Đây là 1 trong 4 sáng kiến được chọn trao giải, trong số gần 100 sáng kiến từ 26 quốc gia gửi đến tham gia giải thưởng có tổng trị giá 1 triệu USD.
Theo bà Nguyễn Tuyết Nga, đại diện Tổ chức PATH, nhờ Immreg, thời gian lập danh sách trẻ đến thời hạn tiêm chủng hàng tháng giảm từ 2 ngày xuống còn 5-30 phút, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ năm đầu đời tăng từ hơn 74% lên gần 78%, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đúng lịch tăng 10-14%. Còn ông Phu cho biết Bộ Y tế đang thí điểm triển khai phần mềm tiêm chủng ở Bắc Ninh, từ tháng 4-2016 mở rộng áp dụng ở Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM, theo hình thức kết nối Immreg với phần mềm thí điểm để đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận