18/03/2022 12:21 GMT+7

Trẻ bị tiêu chảy khi mắc COVID-19, phụ huynh cần làm gì?

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Tiêu chảy là một trong những triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ mắc COVID-19. Tiêu chảy dẫn đến mất nước, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, nếu không theo dõi sát, bù nước hợp lý có thể nguy hiểm tính mạng.

Đây là khuyến cáo của TS Nguyễn Thành Nam, giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nam cho biết số trẻ mắc COVID-19 hiện nay gia tăng, nhiều trẻ điều trị tại nhà, triệu chứng có những tương đồng với các biểu hiện ở người lớn. Theo thống kê của Bộ Y tế, triệu chứng thường gặp: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), tiêu chảy (20%), khó thở (18%)...

"Như vậy tỉ lệ trẻ có biểu hiện nôn, tiêu chảy khá nhiều trong những trẻ mắc COVID-19. Tỉ lệ này cũng khá giống với tổng kết ở một số nước trên thế giới", bác sĩ Nam nhận định.

Trẻ được coi là bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng bất thường trên 3 lần/ngày. Ngoài xử lý các triệu chứng như sốt, ho, chảy mũi... thì chống mất nước cho trẻ rất quan trọng.

Mất nước ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nếu không xử trí bù nước hợp lý, theo dõi sát có thể nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt ở những trẻ thừa cân, béo phì, dấu hiệu mất nước nhiều khi khó phát hiện, nếu không theo dõi, đánh giá kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng cấp cứu, điều trị khi trẻ mất nước rõ rệt.

Các biểu hiện mất nước ở trẻ: tiểu ít, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường; mắt trũng; khóc không có nước mắt; kích thích, vật vã hoặc li bì; khát, đòi uống nước, uống háo hức khi cho trẻ uống; nếu có máy theo dõi nhịp tim, SpO2 thấy nhịp tim tăng cao.

"Khi trẻ có các dấu hiệu mất nước, nên cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế hoặc tham vấn các nhân viên y tế theo các số điện thoại của các đơn vị nhi khoa", bác sĩ Nam nhấn mạnh.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Đình Tỉnh, giảng viên bộ môn nhi, Đại học Y tế công cộng, cho biết khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh cần bù nước cho trẻ bằng Oresol.

"Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bù nước khác nhau, đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha. Dung dịch đã pha chỉ sử dụng trong ngày, không để qua đêm. Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy có thể bổ sung thêm kẽm và chế phẩm men vi sinh. Phụ huynh cho trẻ ăn uống như bình thường. Trong trường hợp trẻ biếng ăn cần chia nhỏ nhiều bữa.

Không nên cho trẻ ăn các loại củ quả, hạt có nhiều chất xơ và thức ăn chứa nhiều đường. Những loại thực phẩm này có thể khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn", bác sĩ Tỉnh khuyến cáo.

Còn theo bác sĩ Nam, nhiều phụ huynh vì lo lắng nên dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cho trẻ. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Khi trẻ có những biểu hiện đi ngoài liên tục, nôn nhiều, ăn kém, co giật, hôn mê, phân có máu thì tiếp tục cho trẻ bù nước, hạ sốt và đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để bác sĩ theo dõi, kê đơn điều trị. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ.

Trẻ sốt do mắc COVID-19, phụ huynh nên làm gì? Trẻ sốt do mắc COVID-19, phụ huynh nên làm gì?

TTO - Hà Nội có số ca COVID-19 ở mức gần 3.000 trong suốt tuần qua. Số bệnh nhi tăng lên do nhiều gia đình có người lớn mắc COVID-19 thì trẻ em cũng dễ bị lây, trong đó triệu chứng thường gặp nhất là trẻ sốt.

DƯƠNG LIỄU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp