04/04/2024 11:26 GMT+7

Trẻ bị phát ban, ngứa do thuốc diệt muỗi, tại sao?

Mới đây, một số học sinh tại một trường tiểu học ở Hà Nội có biểu hiện ngứa da mặt, phát ban, nổi mề đay do trước đó nhà trường tổ chức phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết, khiến nhiều người lo lắng.

Học sinh Trường tiểu học Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) phát ban sau khi nhà trường phun thuốc diệt muỗi - Ảnh: NVCC

Học sinh Trường tiểu học Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) phát ban sau khi nhà trường phun thuốc diệt muỗi - Ảnh: NVCC

Theo thông tin từ Trường tiểu học Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), chiều 30-3 và sáng 31-3 nhà trường tổ chức phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết. Thuốc có nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng.

Đến ngày 1-4, sau khi đến trường, một số học sinh có biểu hiện ngứa da mặt, nóng rát nhẹ vùng mắt, phát ban, nổi mề đay. Nhân viên y tế nhà trường xử trí ban đầu để giảm các triệu chứng dị ứng và báo cáo nhà trường xử lý vụ việc.

Đến ngày 3-4, sức khỏe các em đã ổn định, không có trường hợp nào phải nằm viện. Tuy nhiên, việc phun diệt muỗi gây dị ứng cho trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Lý giải về việc các em học sinh gặp tình trạng trên, TS Nguyễn Văn Dũng, trưởng khoa côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương (Hà Nội), cho hay nếu phun thuốc diệt muỗi không đúng liều lượng, quy trình thì không những không diệt được muỗi mà còn có thể gây dị ứng thuốc muỗi với các biểu hiện như ngứa, rát da, đỏ mắt,…

"Nguyên nhân do thuốc phun diệt muỗi là một hóa chất diệt côn trùng, mà đã là hóa chất thì thường dễ có khả năng gây ảnh hưởng đến con người khi tiếp xúc.

Tuy rằng nhà sản xuất khẳng định sản phẩm an toàn với con người nhưng phải sử dụng theo nồng độ khuyến cáo.

Đặc biệt, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, làn da nhạy cảm. Khi chạm vào các đồ vật trước đó đã được phun thuốc diệt muỗi như bàn, ghế, lúc này tồn dư của thuốc diệt muỗi vẫn còn, sau đó tiếp xúc với cơ thể gây dị ứng cho trẻ", TS Dũng nhận định.

Theo TS Dũng, phun thuốc diệt muỗi là phun với một lượng hóa chất hợp lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế và của nhà sản xuất, nên thường sẽ không lo ngại việc thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe con người.

Phun thuốc diệt muỗi là một trong những biện pháp phòng sốt xuất huyết được khuyến cáo. Vào thời điểm này, nhiều trường học, công ty,… phun thuốc diệt muỗi để phòng chống bệnh, tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều công ty phòng chống côn trùng. Bởi vậy, các đơn vị cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Cần chú ý, thuốc diệt muỗi phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chỉ số an toàn cao với con người.

Khi phun thuốc cần chú ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và khuyến cáo của Bộ Y tế. Tại nơi có trẻ nhỏ, không phun lên đồ chơi, bàn ghế của trẻ, chỉ phun lên tường, hốc tủ, góc nhà,… Nếu không thì khi trẻ nhỏ tiếp xúc với loại thuốc này sẽ rất dễ gây ra dị ứng.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không được tự ý mua hóa chất diệt côn trùng về phun. Người phun thuốc phải được đào tạo và cấp chứng nhận chuyên môn về sử dụng hóa chất nhằm đảm bảo an toàn, tránh những nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

Chủ động phòng chống sốt xuất huyết khi dịch không còn theo mùaChủ động phòng chống sốt xuất huyết khi dịch không còn theo mùa

Dù hiện đang vào mùa khô, khí hậu rét buốt tại miền Bắc và hanh khô tại phía Nam nhưng các bệnh viện trên toàn quốc vẫn ghi nhận các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Trong đó có ca nặng, nguy kịch.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp