Những tín đồ của việc sắp xếp sau khi trở về từ siêu thị sẽ không hài lòng khi để thực phẩm đã mua ở trong bịch nguyên thủy của chúng. Họ sẽ dành cả buổi để mở túi, trút chúng từ bịch vào hũ đồng bộ, dán nhãn lên, rồi khoe lên mạng xã hội.

Từ TikTok đến YouTube, nhiều người đang trong cơn nghiện xem các video thuộc trào lưu sắp xếp siêu gọn gàng, với các video đính kèm hashtag #restock hoặc #organizing - nơi bánh kẹo, mì, nui, gạo… được đổ rào rào từ túi, hộp lúc mới mua vào trong các hũ, lọ đồng bộ một cách hoàn hảo để xếp khít vào nhau trong tủ lạnh hoặc tủ đồ khô.

Trong các video này, mọi chai lọ đều sạch bóng tuyệt hảo và mới tinh, không một vết xước, không có một dấu vân tay - điều có thể khiến nhiều người thấy tủi về căn bếp của mình.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 1.

Khloé Kardashian - người mẫu, diễn viên, thành viên của gia đình Kardashian đình đám - vừa mua một tá bịch bánh Oreos. Cô vào bếp, lấy hết bánh trong bịch ra và nắn nót xếp chúng vào một cái lọ thủy tinh lớn, giải thích rằng phải làm như vậy do ảnh hưởng của chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế).

Khloé xếp hết 4-5 bịch bánh Oreos thì đầy lọ. Cô cho biết cứ sau 30 ngày sẽ vứt hết chúng đi (lúc đó thì bánh cũng hỏng đến nơi rồi) để xếp lọ mới.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 2.

Một đặc điểm của các video siêu sắp xếp là chúng còn gắn hashtag #ASMR - viết tắt của từ Autonomous Sensory Meridian Response hay "Phản ứng khoái cảm độc lập" - để thu hút luôn những người có khoái cảm với âm thanh.

ASMR chỉ phản ứng rùng mình ở đầu hoặc cổ sau khi nghe một số kích thích âm thanh.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 3.

Người xem video #organizing bình luận rằng họ cảm thấy thư giãn và hài lòng khi thấy việc sắp xếp hoàn thành. Họ cảm thấy mình như góp phần tạo nên sự gọn gàng đó mà không thực sự phải làm gì.

Video kết thúc có hậu, đôi bên cùng hài lòng: người xem thỏa mãn cả tai, mắt và cảm giác, người quay video có kệ bếp, tủ đồ ăn gọn, đẹp.

Báo The Guardian cho biết việc sắp xếp cực kỳ gọn gàng bắt đầu như một sở thích cầu kỳ của giới siêu giàu. Những chuyên gia sắp xếp như Clea Shearer và Joanna Teplin - chủ công ty dọn dẹp chuyên nghiệp Home Edit - thu phí từ 185 đến 250 USD mỗi giờ tùy thành phố ở Mỹ.

Họ cũng có hẳn một chương trình trên Netflix và đi khắp nơi để dọn nhà của khách hàng, trong đó có những ngôi sao như diễn viên Reese Witherspoon.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 4.

Jacquelyn Rendall (32 tuổi), người truyền bá trào lưu sắp xếp lại và dán nhãn mọi thứ, nói về lý do cô phải tổ chức và sắp xếp mọi thứ siêu gọn gàng: "Cuộc sống của tôi ngày trước chỉ có công việc. Làm việc ở trường, sau đó về nhà, tôi phải dọn dẹp, nấu bữa tối và đi ngủ khi đã mệt phờ".

Để có thời gian cho những việc khác, Rendall bắt đầu dậy từ 4h40 sáng để tập thể dục, dọn dẹp, giặt giũ và tắm trước khi con gái và chồng thức dậy.

Rendall nhấn mạnh việc sắp đặt thật gọn, tháo bỏ mọi thứ khỏi túi đựng của chúng và dán nhãn cho mọi chiếc hộp giúp cô tiết kiệm và tối ưu hóa thời gian.

Mỗi tuần, cô đăng 10 video trên TikTok để quảng bá về việc sắp xếp lại thật gọn.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 5.

Doanh số bán hàng bùng nổ trong dịch COVID-19 khiến Rendall bỏ hẳn nghề giáo viên thể dục để chuyển sang nghề kinh doanh mới.

Dĩ nhiên là bạn phải mua hộp nữa, và việc này cần làm như kiểu kiến tha lâu đầy tổ vì làm một lần thì sẽ "đau ví" lắm.

Người phát ngôn của chuỗi cửa hàng đồ gia dụng giá rẻ B&M ở Anh cho biết doanh số bán các sản phẩm chai, hộp đựng để phục vụ việc sắp xếp không gian trong nhà, đặc biệt là bếp và tủ lạnh, "tăng đáng kể trong vài năm qua" và "không có dấu hiệu dừng lại". Hộp đựng là sản phẩm phổ biến nhất.

Với những tín đồ của việc sắp xếp như Rendall, họ tin rằng mình đang không chỉ đầu tư cho ngôi nhà mà còn đầu tư cho sức khỏe tinh thần.

Với nhiều người, sắp xếp mọi thứ thật gọn là cách để họ duy trì sự kiểm soát trong một thế giới ngày càng mất kiểm soát.

Ellie Killah bắt đầu dọn dẹp sau khi bị trầm cảm sau sinh con đầu lòng, xem việc sắp xếp mọi thứ thật gọn là một liệu pháp tinh thần.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 6.

Giống như nhiều người khác, Killah xếp đồ ăn vặt như trong cửa hàng. Các gói xếp thành hàng ngay ngắn trong tủ đựng thực phẩm. Việc sắp xếp ngăn nắp khiến cô thấy "hưng phấn".

Trước đây, do trầm cảm, cô liên tục lo lắng về những điều không may sẽ xảy đến với con, thậm chí có ý định tử tử, nhưng chính việc sắp xếp mọi thứ hoàn hảo đã cứu cô về tinh thần. "Đây là liệu pháp của tôi" - Killah thừa nhận.

Hsin-Hsuan Meg Lee, giáo sư tiếp thị tại Trường Kinh doanh ESCP ở London, người nghiên cứu về quan hệ giữa sắp xếp đồ đạc theo phương pháp của Marie Kondo và hạnh phúc, cho rằng nhiều người xem việc dọn gọn không gian sống giống như việc dọn dẹp tâm trí.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 7.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 8.

Cũng có nguy cơ là xem các nội dung sắp xếp gọn gàng có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của người xem vì sự tinh sạch, gọn gàng hoàn hảo có thể khiến một số người thấy tự ti, lo lắng hoặc mất kiểm soát.

Đặc biệt, phụ nữ có thể cảm thấy "có trách nhiệm" và "tội lỗi" hơn về sự bừa bộn trong ngôi nhà của họ.

Năm 2019, các nhà nghiên cứu của Trường đại học London phát hiện phụ nữ ở Anh vẫn làm nhiều việc nhà hơn nam giới ngay cả khi họ kiếm được nhiều tiền hơn.

Từ năm 2014 đến 2019, số phụ nữ là trụ cột kinh tế trong gia đình tăng 30% ở Anh, nhưng 45% những trụ cột nữ này vẫn làm hầu hết các công việc gia đình, so với 12% trụ cột nam.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 9.

Hãy nhìn lại chuyện của Jacquelyn Rendall. Việc phải bù đầu với các việc dạy học, làm mẹ, nấu ăn, dọn dẹp và quản lý công việc kinh doanh đã thúc đẩy thói quen sắp mọi thứ của cô, nhưng giờ thì khách hàng của cô cũng "chủ yếu là phụ nữ, là các bà mẹ".

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 10.

Rendall và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội về sắp xếp nhà cửa không có trách nhiệm giải quyết những tồn tại về bất bình đẳng giới trong xã hội chúng ta, nhưng liệu những gì họ quảng bá có khắc sâu định kiến giới?

Khi việc sắp xếp ngăn nắp quá mức trở thành điều bình thường mới, một tiêu chuẩn ở mọi gia đình, liệu đó có phải là một kỳ vọng khác được đặt lên phụ nữ không?

Chúng ta chưa có câu trả lời, nhưng trào lưu sắp xếp nhà cửa đang bùng nổ vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt.

Nhà nghiên cứu về thiết kế Lisa O'Neil cho rằng trào lưu này nói về chủ nghĩa "siêu tiêu thụ". Một khía cạnh của siêu tiêu thụ là "mua đồ để phục vụ cho những đồ vật khác" hoặc mua đồ cho đồ vật khác.

Trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2010 về sắp xếp đồ đạc của thánh nữ dọn nhà Marie Kondo có tên The Life-Changing Magic of Tidying Up (Phép màu thay đổi cuộc sống từ việc dọn dẹp), cô khuyên độc giả hãy cất đồ trong các hộp đựng giày.

Nhưng sau đó, cô bắt đầu bán những chiếc hộp đựng đồ bằng tre với giá 860.000 đồng trên trang web cá nhân.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 11.

Việc dọn dẹp giờ đây liên quan đến việc mua thêm nhiều thứ hơn - vô số thùng, hộp và nhãn dán thay vì làm cho bớt đồ đi. Và đừng quên chúng không rẻ - hộp ngũ cốc Home Edit có giá đến 573.000 đồng.

Càng xem và bị mê hoặc bởi những ngôi nhà gọn sạch tuyệt vời khiến chúng ta khao khát được sống trong những ngôi nhà hoàn hảo này. Do đó, sự thịnh hành của những ngăn chứa được sắp xếp siêu gọn gàng với hộp đựng đồng bộ còn là câu chuyện về chủ nghĩa tiêu dùng, áp lực của công việc nhà, mạng xã hội và tỉ lệ người bị lo lắng tăng cao hơn.

Trào lưu xếp gọn:  Thoáng không gian, rối tâm trí - Ảnh 12.
XUÂN MINH
VÕ TÂN


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp