05/10/2023 09:30 GMT+7

Trao học bổng Tiếp sức đến trường 4 tỉnh Bắc Trung bộ, trao những cơ hội viết tiếp ước mơ

Sáng nay 5-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Nghệ An tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 4 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ được diễn ra tại Trường Đại học Vinh (thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ được diễn ra tại Trường Đại học Vinh (thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đây là điểm trao thứ hai trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2023 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần thứ 568 của báo Tuổi Trẻ.

Trao học bổng Tiếp sức đến trường cho 86 tân sinh viên 4 tỉnh Bắc Trung Bộ

Tham dự chương trình có ông Phạm Ngọc Cảnh - phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Nghệ An, ông Phan Thanh Đoài - phó Ban dân vận tỉnh ủy Nghệ An, ông Nguyễn Văn Khoa - phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An; cô Nguyễn Thị Thu Cúc - hiệu phó Trường ĐH Vinh, ông Nguyễn Thanh Hiền - chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh đoàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Dù 9h chương trình mới diễn ra nhưng từ sớm, nhiều phụ huynh các tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã cùng con tới Trường ĐH Vinh (Nghệ An) để nhận học bổng Tiếp sức đến trường. 

Tiết mục múa Hương sen quê Bác do Nhóm múa Đoàn trường ĐH Vinh biểu diễn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tiết mục múa Hương sen quê Bác do Nhóm múa Đoàn trường ĐH Vinh biểu diễn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngồi dưới khán phòng, bà Trần Mỹ Xuân - 45 tuổi, ngụ xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh - mẹ của tân sinh viên Đặng Thị Sen không giấu được niềm xúc động khi biết tin con mình được nhận học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Nhiều năm qua, một mình bà Xuân gồng gánh nuôi con. 

Trong một lần sửa lại ngôi nhà cũ dột nát, bà Xuân không may gặp tai nạn, mất sức lao động. Hai mẹ con bà Xuân sống dựa vào mấy sào ruộng khoán, mùa được mùa mất. Ngày nghe con báo tin vào ĐH Y khoa Huế, hai mẹ con trăn trở nhiều nỗi lo canh cánh "Lấy đâu ra tiền để Sen nhập học?". 

Gạt nước mắt, Sen bảo mẹ: "Hay con nghỉ học, đi làm thêm kiếm tiền phụ mẹ". Không để con đứt đoạn việc học hành, bà Sen vay mượn ít tiền làm lộ phí cho con bước vào giảng đường. 

"Học phí kỳ đầu của Sen, gia đình đang xin nhà trường tạm hoãn. Bây giờ có suất học bổng này thật kịp thời", bà Sen bày tỏ.

Khó khăn đến mấy cũng không bỏ cuộc

Hành trình vượt lên nghịch cảnh, đến với giảng đường của hai tân sinh viên 

Cả khán phòng lễ trao học bổng như lắng xuống khi xem đoạn phim về nghị lực vượt lên nghịch cảnh của hai bạn tân sinh viên Lê Trung Chiến - xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) và Thái Thị Thu Trang - xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Trong ký ức của Lê Trung Chiến không có hình ảnh của cha. Khi mới mới 6 tháng tuổi, mẹ bế Chiến về gửi ông bà ngoại rồi đi vào miền Nam làm công nhân. Không lâu sau, mẹ Chiến đi bước nữa, nhưng cuộc sống rất khó khăn.

Thiếu vắng hơi ấm cha, mẹ từ lúc còn đỏ hỏn, Chiến lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại. Tuổi đi học, nhìn các bạn ai cũng có cha mẹ bên cạnh, Chiến buồn tủi. Năm 2016, mẹ Chiến qua đời do căn bệnh ung thư quái ác.

Số phận một lần nữa thử thách chàng trai mồ côi khi ông ngoại đột ngột bị tai biến, liệt nửa người - Ảnh: DOÃN HÒA

Số phận một lần nữa thử thách chàng trai mồ côi khi ông ngoại đột ngột bị tai biến, liệt nửa người - Ảnh: DOÃN HÒA

Chiến chưa kịp trưởng thành, báo hiếu ông bà thì bà ngoại của Chiến cũng sang bên kia thế giới vì bệnh hiểm nghèo. Số phận một lần nữa thử thách chàng trai mồ côi khi ông ngoại đột ngột bị tai biến, liệt nửa người.

Mấy năm qua, hai ông cháu nương tựa nhau sống, dựa vào nguồn trợ cấp dành cho người khuyết tật và mồ côi. Ngày cháu báo tin đỗ ngành Chính trị học, Trường ĐH Vinh, ông Vũ Văn Tịch - ông ngoại Chiến năm nay đã 70 tuổi trăn trở nhiều nỗi âu lo.

Hành trang Chiến đến giảng đường chỉ có vài bộ quần áo cũ cùng ít lộ phí được ông ngoại dành dụm. Biết gia cảnh nghèo khó của cậu học trò giàu ý chí, một chủ trọ ở TP Vinh cho Chiến ở trọ miễn phí. Lần đầu xuống phố thị ở trọ tự lập, Chiến học cách tiết kiệm chi tiêu và kiếm việc làm thêm để có chi phí trang trải những ngày tháng sinh viên.

"Lúc bà ngoại qua đời là khoảng thời gian em cô đơn và buồn nhất. Trước khi đi xa, bà dặn em dù khó khăn đến mấy cũng không được bỏ cuộc. Điều em lo lắng nhất bây giờ là mình đi học xa nhà, ông ngoại ở quê đã già yếu", Chiến tâm sự.

Hằng ngày, ngoài thời gian học, Thu Trang (xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Nghệ An) phụ mẹ nuôi đàn heo, đàn gà lấy tiền ăn học và chữa bệnh cho cha - Ảnh: DOÃN HÒA

Hằng ngày, ngoài thời gian học, Thu Trang (xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Nghệ An) phụ mẹ nuôi đàn heo, đàn gà lấy tiền ăn học và chữa bệnh cho cha - Ảnh: DOÃN HÒA

Gần 5 năm nay, những bệnh nhân chạy thận ở khoa Chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Quân y Quân khu 4 đã quá quen thuộc với hình ảnh một cô học trò nhỏ vào chăm bố.

Ông Thái Bá Sáng - cha của bạn Thái Thị Thu Trang - từng là trụ cột chính của gia đình. Biến cố ập đến gia đình Trang khi ông Sáng đang đi làm thuê ở Hà Nội thì sức khỏe đột ngột suy yếu, cơ thể cứ dần sưng phù. Đến bệnh viện khám bệnh, ông được chẩn đoán bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu.

Kể từ đó, mỗi tuần ông Sáng phải đến bệnh viện chạy thận 3 lần. Chuyện mưu sinh nuôi ba đứa con ăn học đành phải để cho một mình người vợ gánh vác. Thời gian ông Sáng đi viện nhiều hơn ở nhà. Của cải tích góp trong nhà cứ thế lần lượt đội nón ra đi.

Trước hoàn cảnh gia đình, Trang càng thêm sự rắn rỏi và không ngừng nỗ lực trong việc học. Ngoài thời gian học, Trang còn phụ giúp mẹ làm việc nhà, gom góp tiền từ đàn heo, đàn gà bán được để trang trải chuyện học hành và chữa bệnh cho cha.

Cánh cổng Trường Đại học Vinh mở ra. Phía trước còn cả chặng đường dài, Trang nói khó đến mấy cũng không sợ, nhưng sợ nhất vẫn là sức khỏe của cha.

Những lời căn dặn của cha bên giường bệnh "Chỉ có học mới thay đổi được đời mình" càng thôi thúc Trang đến giảng đường dù còn lắm gập ghềnh, chông gai phía trước. Như những bông hoa trước giông bão, Trang dặn lòng mình coi khó khăn là bàn đạp mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến với số phận.

Những tấm gương nghị lực

Chia sẻ tại lễ trao học bổng, ông Lê Kiên - phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ khu vực phía Bắc - cho biết hôm nay học bổng Tiếp sức đến trường đến với các bạn tân sinh viên khu vực Bắc Trung Bộ - một dải đất gặp nhiều thiên tai mưa lũ, có nhiều tân sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nhà báo Lê Kiên - Phó trưởng Văn phòng báo Tuổi Trẻ khu vực phía Bắc - phát biểu tại lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho tân sinh viên 4 tỉnh Bắc Trung bộ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhà báo Lê Kiên - Phó trưởng Văn phòng báo Tuổi Trẻ khu vực phía Bắc - phát biểu tại lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho tân sinh viên 4 tỉnh Bắc Trung bộ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"Các em tân sinh viên vừa nhập học được một tháng thì những ngày qua, đợt mưa lũ dồn dập gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Bắc Trung Bộ, khiến các em thêm lo âu về gia đình, quê hương của mình. 86 bạn tân sinh viên nhận học bổng hôm nay là những tấm gương nghị lực vượt khó đến giảng đường", ông Kiên nói.

Nhắn gửi phần học bổng Tiếp sức đến trường hôm nay là bước đệm trong năm học đầu tiên, ông Kiên mong muốn các bạn tân sinh viên cố gắng học tập, kiếm công việc làm thêm để tự chủ cuộc sống của mình trong hành trình tìm tri thức, thay đổi cuộc đời và có nhiều đóng góp cho xã hội.

"Chúng tôi cũng cảm ơn những nhà tài trợ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn vẫn dành những nguồn tài trợ động viên, hỗ trợ, đồng hành với các bạn tân sinh viên đến giảng đường", ông Kiên bày tỏ.

Ông Võ Văn Phu - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, đại diện cho Quỹ “Đồng hành nhà nông” chia sẻ tại chương trình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Võ Văn Phu - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, đại diện cho Quỹ “Đồng hành nhà nông” chia sẻ tại chương trình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Võ Văn Phu - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, đại diện cho Quỹ "Đồng hành nhà nông" - cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã làm "cầu nối" giữa những nhà hảo tâm đồng hành với các bạn tân sinh viên.

"20 mùa Tiếp sức đến trường - mỗi mùa đi qua, chúng tôi đều được biết đến tấm gương của các bạn tân sinh viên nghèo vượt khó. Có bạn mồ côi cha mẹ, người thân đau yếu nhưng chúng tôi thấy ở các bạn nghị lực vượt khó đến trường, khát khao thay đổi đời mình.

Tuy giá trị học bổng không lớn nhưng chúng tôi mong học bổng này sẽ mang lại cho các bạn động lực, niềm tin để các bạn vững bước vào đời. Khi các bạn thành công hãy nhớ về học bổng ngày hôm nay, quay lại giúp các đàn em khó khăn đi sau", ông Phu bày tỏ.

Một em tân sinh viên bật khóc khi xem clip giới thiệu về những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhận học bổng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một em tân sinh viên bật khóc khi xem clip giới thiệu về những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhận học bổng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Quả ngọt qua 20 năm Tiếp sức đến trường

Xúc động khi lắng nghe hoàn cảnh các bạn sinh viên tại lễ trao học bổng, anh Lê Văn Lương - bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An - chia sẻ mỗi mùa thi đi qua, phía tỉnh đoàn nhận được nhiều hồ sơ các bạn tân sinh viên nghèo, có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Có bạn phải tạm gác lại ước mơ đến giảng đường.

"Những năm qua, báo Tuổi Trẻ dành rất nhiều chương trình hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên xứ Nghệ, trong đó nổi bật là học bổng Tiếp sức đến trường. Dù kinh tế có khăn nhưng chúng tôi được biết các nhà tài trợ, báo Tuổi Trẻ vẫn dành số suất và giá trị học bổng tăng theo mỗi năm. Đây là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm nghị lực cho các bạn", anh Lương nói.

Giao lưu với các bạn tân sinh viên tại lễ trao học bổng, chị Lê Thị Hạnh - quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh - nói rằng chị may mắn nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ vào năm 2015. Năm 2014, chị Hạnh thi đậu vào Trường đại học Kinh tế Quốc dân nhưng chị quyết định dừng việc học, đi làm thêm khi nhìn vào những khoản đóng góp trong 4 năm học và sinh hoạt phí nơi thủ đô đắt đỏ.

"Suất học bổng ngày đó đã giúp tôi trang trải học phí và sinh hoạt phí trong kỳ học đầu đại học. Sau 6 năm học, tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, tôi đã có được một công việc ổn định tại Trung tâm Y tế huyện Can Lộc. Tôi mong các bạn sẽ trân trọng cơ hội mà học bổng mang lại, sử dụng học bổng một cách có hiệu quả, ra trường giúp ích cho gia đình và xã hội", chị Hạnh gửi gắm.

Chị Lê Thị Hạnh (bìa phải) cùng hai tân sinh viên Trung Chiến và Thu Trang giao lưu tại buổi lễ trao học bổng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chị Lê Thị Hạnh (bìa phải) cùng hai tân sinh viên Trung Chiến và Thu Trang giao lưu tại buổi lễ trao học bổng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tiếp đó, Ban tổ chức đã trao 86 suất học bổng cho 86 bạn tân sinh viên Bắc Trung Bộ, mỗi suất trị giá 15 triệu đồng. 

Hai suất đặc biệt 50 triệu đồng do Quỹ Đồng hành nhà nông - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ suốt bốn năm học cho hai bạn tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là Lê Thị Huyền - (quê Thanh Hóa, học viện Ngân Hàng) và bạn Hoàng Thị Mỹ Linh (quê Nghệ An, Trường ĐH Vinh). 

Cũng trong công chương trình, ban tổ chức đã trao trao 4 laptop, trong đó có 2 laptop của FPT trị giá gần 50 triệu đồng và 2 laptop do Công ty cổ phần Vinacam tài trợ cho tân sinh viên. Năm 2023, Vinacam tiếp tục tài trợ 50 laptop trị giá khoảng 600 triệu đồng.

Ông Võ Văn Phu - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - trao tặng suất đặc biệt 50 triệu đồng cho các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Võ Văn Phu - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - trao tặng suất đặc biệt 50 triệu đồng cho các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhận suất học bổng đặc biệt, bạn Lê Thị Huyền chia sẻ bạn không nghĩ mình lại nhận được suất học bổng tiếp sức nhanh đến như vậy khi hai ngày trước phóng viên báo Tuổi Trẻ vừa mới gặp gỡ, biết đến hoàn cảnh của bạn. 

"Tôi rất trân quý suất học bổng này và sẽ không trông chờ, ỷ lại vào tấm lòng mà các nhà tài trợ đã dành cho tôi. Mai này, trưởng thành nếu có công việc ổn định, tôi nhất định sẽ hỗ trợ những bạn khó khăn như tôi hôm nay", Huyền xúc động nói.

Những hình ảnh tại lễ trao học bổng:

Bạn Lê Trung Chiến - tân sinh viên ĐH Vinh chia sẻ trong chương trình, Chiến sinh ra không có bố, mẹ đưa về nhà ngoại nuôi, sau đó mẹ cũng rời đi. Năm Chiến lên lớp 6 thì mẹ ung thư. Đến năm Chiến vào lớp 10, bà ngoại mất vì ung thư, ông ngoại bị tai biến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bạn Lê Trung Chiến - tân sinh viên ĐH Vinh chia sẻ trong chương trình, Chiến sinh ra không có bố, mẹ đưa về nhà ngoại nuôi, sau đó mẹ cũng rời đi. Năm Chiến lên lớp 6 thì mẹ ung thư. Đến năm Chiến vào lớp 10, bà ngoại mất vì ung thư, ông ngoại bị tai biến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tân sinh viên Thái Thị Thu Trang giao lưu trong chương trình, gia đình Trang có bố suy thận giai đoạn cuối, mỗi tuần chạy thận 3 lần/tuần. Mẹ thì đi làm công nhân, hoàn cảnh rất khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tân sinh viên Thái Thị Thu Trang giao lưu trong chương trình, gia đình Trang có bố suy thận giai đoạn cuối, mỗi tuần chạy thận 3 lần/tuần. Mẹ thì đi làm công nhân, hoàn cảnh rất khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Phạm Ngọc Cảnh (bên trái) - Phó Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An và nhà báo Lê Kiên - Phó trưởng Văn phòng báo Tuổi Trẻ khu vực phía Bắc trao tặng học bổng cho các tân sinh viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Phạm Ngọc Cảnh (bên trái) - Phó Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An và nhà báo Lê Kiên - Phó trưởng Văn phòng báo Tuổi Trẻ khu vực phía Bắc trao tặng học bổng cho các tân sinh viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đại diện nhà tài trợ FPT Shop và quỹ khuyến học Vinacam trao tặng 4 laptop cho các tân sinh viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH 

Đại diện nhà tài trợ FPT Shop và quỹ khuyến học Vinacam trao tặng 4 laptop cho các tân sinh viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Lê Văn Lương - Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An (bên trái) và ông Võ Văn Phu - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền trao tặng học bổng cho các tân sinh viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Lê Văn Lương - Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An (bên trái) và ông Võ Văn Phu - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền trao tặng học bổng cho các tân sinh viên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Nghệ An nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Nghệ An nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Hà Tĩnh nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Hà Tĩnh nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Quảng Bình nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Quảng Bình nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Thanh Hóa nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các tân sinh viên tỉnh Thanh Hóa nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu và tân sinh viên 4 tỉnh Bắc Trung bộ chụp ảnh lưu niệm kết thúc lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đại biểu và tân sinh viên 4 tỉnh Bắc Trung bộ chụp ảnh lưu niệm kết thúc lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hơn 1,3 tỉ đồng học bổng cho tân sinh viên Bắc Trung Bộ

Với tổng kinh phí chương trình hơn 1,3 tỉ đồng, chương trình sẽ trao mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng tiền mặt và suất đặc biệt 50 triệu đồng suốt 4 năm học do Quỹ Đồng hành nhà nông - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ.

Trong đó, chương trình trao hai suất đặc biệt 50 triệu đồng/suất cho hai em tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã tài trợ quà tặng balo cho tân sinh viên, 4 tân sinh viên khó khăn còn thiếu thiết bị học tập sẽ được trao 4 laptop.

Đồ họa: SONG UYÊN

Đồ họa: SONG UYÊN

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023 TẠI ĐÂY

Các bạn đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023

Học bổng Tiếp sức đến trường đã tiếp sức Hạnh "osin", chàng trai cửu vạn và cậu bé chăn trâuHọc bổng Tiếp sức đến trường đã tiếp sức Hạnh 'osin', chàng trai cửu vạn và cậu bé chăn trâu

Học bổng Tiếp sức đến trường là bước đệm giúp các bạn tân sinh viên nghèo có thêm động lực bước vào giảng đường và kiếm việc làm ổn định sau khi ra trường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp