26/01/2024 09:14 GMT+7

Trao giải và tọa đàm cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

MI LY
và 1 tác giả khác

Sáng 26-1, lễ trao giải và tọa đàm cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM diễn ra tại trụ sở báo Tuổi Trẻ, TP.HCM.

-

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, trao giải cho tác giả đoạt giải nhất - kiến trúc sư Bùi Minh Châu - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, trao giải cho tác giả đoạt giải nhất - kiến trúc sư Bùi Minh Châu - Ảnh: HỮU HẠNH

Cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM do báo Tuổi Trẻ, Sở Ngoại vụ TP.HCM phối hợp thực hiện, với đơn vị đồng hành là Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Xi măng INSEE.

Đại diện ban tổ chức bao gồm: ông Trần Phước Anh - giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM; bà Phạm Trần Thanh Thảo - phó giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM; nhà báo Lê Thế Chữ - tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; ông Võ Hùng Thuật - giám đốc Trung tâm Dịch vụ truyền thông báo Tuổi Trẻ; nhà báo Cát Khuê - biên tập viên tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Khách mời lễ trao giải và tọa đàm bao gồm: đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM; Sở Xây dựng TP.HCM; Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM; UBND quận 1; ông Nguyễn Hồ Thiện Nhân - phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM; ông Đào Nguyên Khánh - trưởng bộ phận phát triển bền vững và truyền thông doanh nghiệp INSEE Việt Nam, và khoảng 20 bạn đọc đoạt giải.

Ban giám khảo cuộc thi bao gồm: kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - tiến sĩ khoa học, chủ tịch NgoViet Architect & Planners; nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ; bà Phạm Trần Thanh Thảo - phó giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM; họa sĩ Siu Quý - phó chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM.

Lễ trao giải cuộc thi có sự góp mặt của đại diện các sở ban ngành của TP.HCM, các kiến trúc sư và ban tổ chức - Ảnh: HỮU HẠNH

Lễ trao giải cuộc thi có sự góp mặt của đại diện các sở ban ngành của TP.HCM, các kiến trúc sư và ban tổ chức - Ảnh: HỮU HẠNH

Các giải thưởng được chấm dựa trên năm tiêu chí: tính biểu tượng, tính khả thi, phù hợp cảnh quan xung quanh, tính bền vững và độ mở của biểu tượng.

Công trình biểu tượng này được kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời là điểm đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phát biểu tại sự kiện: "Với hai mục tiêu quan trọng của cuộc thi là tìm ra ý tưởng thiết kế mang tính khả thi và truyền thông cho công chúng biết đến chủ trương xây dựng một biểu tượng thể hiện tính hữu nghị của TP trong mối quan hệ với các TP trên thế giới, cuộc thi đã thành công.

Tìm ra các ý tưởng để trao giải là khép lại giai đoạn đầu tiên của việc đi tìm ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM. Giai đoạn 2 sẽ là lựa chọn ý tưởng khả thi, tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn và chức năng để tiến hành thi công biểu tượng này".

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhận định cuộc thi đã thành công - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhà báo Lê Thế Chữ, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhận định cuộc thi đã thành công - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Trần Phước Anh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, tổng kết về cuộc thi: "Cuộc thi xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thành phố, cũng như mong muốn nâng tầm quốc tế TP.HCM. 

Vì khi ra nước ngoài, chúng ta thấy nhiều thành phố có thiết kế mang tính biểu tượng. Vai trò, sự năng động của các địa phương rất cao. 

Lâu nay, Sở Ngoại vụ TP.HCM cũng rất trăn trở rằng thành phố với tầm vóc lớn và quy mô hơn 10 triệu dân, với 58 địa phương kết nghĩa lại chưa có công trình biểu tượng mang tầm quốc tế nào.

Chất lượng các bài dự thi cũng rất tốt, thể hiện sự quan tâm của bạn đọc, giúp thành phố của chúng ta thể hiện được tình hữu nghị với các địa phương nước ngoài.

Đối thoại hữu nghị của TP.HCM dự định tổ chức lần hai vào tháng 9 năm nay, hy vọng lúc đó công trình biểu tượng hữu nghị đã hoàn thành đúng dịp".

Ông Trần Phước Anh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, mong công trình sẽ được khánh thành vào tháng 9 - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Trần Phước Anh, giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM, mong công trình sẽ được khánh thành vào tháng 9 - Ảnh: HỮU HẠNH

Giám khảo Phạm Trần Thanh Thảo và ông Võ Hùng Thuật trao giải cho nhóm tác giả đoạt giải nhì - Ảnh: HỮU HẠNH

Giám khảo Phạm Trần Thanh Thảo và ông Võ Hùng Thuật trao giải cho nhóm tác giả đoạt giải nhì - Ảnh: HỮU HẠNH

Các tác giả đoạt giải chụp ảnh lưu niệm với ban tổ chức và ban giám khảo, các đơn vị đồng hành - Ảnh: HỮU HẠNH

Các tác giả đoạt giải chụp ảnh lưu niệm với ban tổ chức và ban giám khảo, các đơn vị đồng hành - Ảnh: HỮU HẠNH

Đơn vị đồng hành cuộc thi trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích - Ảnh: HỮU HẠNH

Đơn vị đồng hành cuộc thi trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích - Ảnh: HỮU HẠNH

Đến phần tọa đàm, các tác giả đoạt giải cao trong cuộc thi lần lượt trình bày ý tưởng về công trình của mình. Đầu tiên là người đoạt giải ba - kiến trúc sư Đỗ Anh Ngọc - trình bày ý tưởng Biểu tượng hữu nghị là bông cúc vàng. Anh trình bày qua hình thức trực tuyến từ Hà Nội. 

Kiến trúc sư Đỗ Anh Ngọc cho biết anh lựa chọn đặc trưng của thành phố là bông cúc. Về mặt tự nhiên, bông cúc là loài hoa có sức sống mãnh liệt, màu sắc bắt mắt.

Còn với truyền thống văn hóa và đặc trưng riêng của vùng miền, bông cúc cũng gắn bó với đời sống của chúng ta, nếu ở miền Bắc là sắc đào hồng thì ở miền Nam là màu vàng, về tài lộc, may mắn, thịnh vượng.

Còn xét rộng lớn hơn, ở vùng đất phương Đông, bông cúc cũng gắn liền với đời sống từ lâu.

Ông Lê Quang Đạo, trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật Sở Xây dựng TP.HCM, đặt câu hỏi với tác giả đoạt giải ba Đỗ Anh Ngọc - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Lê Quang Đạo, trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật Sở Xây dựng TP.HCM, đặt câu hỏi với tác giả đoạt giải ba Đỗ Anh Ngọc - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhà báo Cát Khuê cho biết ngoài công viên Lam Sơn, TP.HCM còn cần các biểu tượng khác để đặt ở công viên 23-9, công viên Lê Văn Tám... và các địa điểm khác. Do đó, có rất nhiều cơ hội cho các ý tưởng trong cuộc thi được hiện thực hóa.

Tiếp đó, nhóm sinh viên GẾNT - thuộc ngành mỹ thuật đô thị của Trường đại học Kiến trúc TP.HCM - trình bày ý tưởng Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn. Nhóm gồm ba bạn sinh viên có tình cảm đặc biệt với TP.HCM. Nối vòng tay lớn là nhóm tác phẩm điêu khắc kết hợp với cảnh quan đặt tại công viên Lam Sơn, TP.HCM. 

Ý tưởng chính là từ cái bắt/nắm tay hữu nghị, biểu tượng đại diện cho sự kết nối, hợp tác trong mối quan hệ giữa người với người. Màn trình bày kết hợp với hình ảnh phối cảnh trực quan sinh động khiến người xem dễ hiểu và dễ hình dung ra công trình biểu tượng này nếu được hình thành.

Nhóm sinh viên GẾNT trình bày ý tưởng Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn - Ảnh: HỮU HẠNH

Nhóm sinh viên GẾNT trình bày ý tưởng Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Phạm Trần Thanh Thảo đặt câu hỏi về tính khả thi của ý tưởng Nối vòng tay lớn - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Phạm Trần Thanh Thảo đặt câu hỏi về tính khả thi của ý tưởng Nối vòng tay lớn - Ảnh: HỮU HẠNH

Giải nhất cuộc thi thuộc về ý tưởng thiết kế hình ảnh biểu trưng Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị của kiến trúc sư Bùi Minh Châu (sinh năm 1996) với nguồn cảm hứng:

"Sông nước gắn chặt với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Sài Gòn - TP.HCM trong xuyên suốt hơn 300 năm lịch sử. 

Dòng nước ấy không chỉ bồi tụ nên từng lớp văn hóa lịch sử Đông Tây cho vùng đất này mà còn ngấm vào máu thịt con người nơi đây nét thân thiện, tính bao dung và tinh thần rộng mở cho đến ngày hôm nay".

Giám khảo Phạm Trần Thanh Thảo khẳng định thiết kế của Bùi Minh Châu được ban tổ chức cân nhắc rất nhiều yếu tố để chọn là tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi. Đây là phương án rất khả thi nếu xét trong thời gian thực hiện 8 tháng.

Kiến trúc sư Bùi Minh Châu, tác giả đoạt giải nhất, trình bày về ý tưởng Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Kiến trúc sư Bùi Minh Châu, tác giả đoạt giải nhất, trình bày về ý tưởng Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Hình ảnh từ bài dự thi đoạt giải nhất mang tên Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị của kiến trúc sư Bùi Minh Châu, với hình ảnh biểu trưng cho sóng nước ở trung tâm bức ảnh

Hình ảnh từ bài dự thi đoạt giải nhất mang tên Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị của kiến trúc sư Bùi Minh Châu, với hình ảnh biểu trưng cho sóng nước ở trung tâm bức ảnh

Giải nhất cuộc thi thuộc về ý tưởng thiết kế hình ảnh biểu trưng "Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị" của kiến trúc sư Bùi Minh Châu.

Giải nhì thuộc về bài dự thi "Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Nối vòng tay lớn" của nhóm GẾNT.

Giải ba thuộc về thiết kế "Biểu tượng hữu nghị là bông cúc vàng" của kiến trúc sư Đỗ Anh Ngọc.

5 giải khuyến khích thuộc về các bài dự thi: Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Khắc nhập khắc nhập của tác giả Trịnh Ngọc Long; Áo dài, nón lá, chim bồ câu vào biểu tượng hữu nghị TP.HCM của tác giả Phạm Đình Tiến; Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Địa cầu hoa của nhóm Đô Đô; Cảm hứng biểu tượng hữu nghị TP.HCM từ cây đước và những dòng sông của kiến trúc sư Lê Thừa Trung Hưng; Bức tường biểu tượng hữu nghị để du khách trải nghiệm tương tác của tác giả Ray Kuschert.

Tổng giá trị giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.

Công bố giải thưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCMCông bố giải thưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Giải nhất là ý tưởng Sóng nước giao hòa, kết tình hữu nghị của KTS Bùi Minh Châu; giải nhì là ý tưởng Nối vòng tay lớn của nhóm tác giả GẾNT; giải ba là ý tưởng Bông cúc vàng của KTS Đỗ Anh Ngọc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp