02/11/2018 15:11 GMT+7

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Thêm 9 bức tranh quý trong bộ sưu tập của gia đình họa sĩ Lê Thị Lựu đã được đưa từ Pháp về Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vào ngày 30-10, khiến giới hội họa trong nước và công chúng đang nhen nhóm hi vọng vào xu hướng tranh quý hồi hương.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 1.

Một bức tranh của vừa hồi hương về Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Nhưng nếu chỉ kêu gọi tư nhân đưa tranh quý về nước và hiến tặng cho bảo tàng nhưng trong nước lại không có bất cứ chính sách nào "quyến rũ" các nhà sưu tập, đường "trở về cố quận" của tranh quý vẫn còn lắm gian nan.

Ngậm ngùi tranh quý bị từ chối nhận hiến tặng

Rất tâm huyết với việc đưa tranh quý về nước, tuy nhiên do không có đủ tiềm lực kinh tế để cạnh tranh với túi tiền của các nhà sưu tập giàu có, ông Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - chia sẻ với Tuổi Trẻ ông tha thiết kêu gọi các nhà sưu tập tư nhân, cộng đồng sẽ đóng góp đưa các bức tranh quý về bảo tàng để lưu giữ và trưng bày như những tài sản quốc gia giá trị.

Nhiều người chia sẻ lời kêu gọi này, nhưng trong giới hội họa lại cũng chưa nguôi ngoai niềm xót xa trước những lần Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ chối tiếp nhận những bộ sưu tập quý giá được hiến tặng, vì những lý do mà đến nay những người trong cuộc vẫn ngại ngùng tiết lộ.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 2.

Tác phẩm Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh tằng nằm trong bộ sưu tập của Nhà sưu tập Đức Minh muốn hiến tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Lần từ chối đầu tiên và cũng đáng tiếc nhất là lần từ chối bộ sưu tập hơn nghìn bức tranh trong bộ sưu tập quý giá bậc nhất của nhà sưu tập Đức Minh (Bùi Đình Thản) vào năm 1967, trong đó có nhiều bức được ông Minh lặn lội tới Pháp mua về với giá rất đắt.

Ông Bùi Quốc Chí - con trai nhà sưu tập Đức Minh - kể cha ông có nguyện vọng hiến toàn bộ bộ sưu tập cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chỉ với điều kiện bảo tàng cần ghi 4 chữ "Sưu tập Đức Minh" ở phần trưng bày. Nhưng lúc đó do điều kiện xã hội chưa cho phép nên bảo tàng không nhận.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 3.

Tác phẩm Thiếu nữ bên cây phù dung của họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng từng nằm trong bộ sưu tập quý của ông Đức Minh muốn hiến tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nhưng đây không phải là lần đáng tiếc duy nhất. Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, có vài họa sĩ muốn hiến tặng tác phẩm cho bảo tàng với điều kiện được lập một phòng riêng nhưng không được chấp nhận.

Bây giờ lại thêm những trở ngại khác, đó là lo ngại liệu khi hiến tặng thì vài năm nữa trông lại có còn là bản chính hay không? Chính vì lo ngại này mà hiện nay ít ai muốn hiến tặng nữa.

Nhà sưu tập tranh và sử gia nghệ thuật Loan de Fontbrune từ Paris (Pháp) xác nhận thông tin họa sĩ lúc sinh thời từng muốn hiến tặng một phòng tranh mang tên ông, nhưng không được chấp nhận.

Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn (khi đó đang làm việc tại Ban Tuyên giáo trung ương) cũng xác nhận thông tin, nhưng nói sẽ chia sẻ nhiều hơn vào thời điểm cho phép.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng tiết lộ ông từng liên hệ xin được hiến tặng toàn bộ bộ sưu tập Đồ họa cổ Việt Nam mà ông sưu tập trong nhiều năm, nhưng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng không nhận.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 4.

Bức Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân từng nằm trong số hơn 1.000 tác phẩm mà nhà sưu tập Đức Minh muốn hiến tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mà không thành, tác phẩm đã bị bán ra nước ngoài sau khi ông Đức Minh chết và hiện chưa rõ bức tranh thật sự ở trong bộ sưu tập của ai.

Cơ chế nào "quyến rũ"?

Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi - cháu ngoại họa sĩ Nguyễn Nam Sơn - cho hay gia đình ông hiện còn giữ khá nhiều bức tranh của Nam Sơn. Một số bảo tàng tại Pháp đã liên hệ với ông xin được hiến tặng tranh cho bảo tàng và ông đang cùng gia đình bàn bạc.

Ông Khôi cho hay các nhà sưu tập tranh khi cân nhắc hiến tặng tranh cho bảo tàng, họ sẽ quan tâm trước tiên đến uy tín của bảo tàng đó để đảm bảo rằng mình không "trao lầm duyên".

Các bảo tàng ở Việt Nam hiện nay đang nỗ lực phục hồi uy tín sau những vụ dồn dập thông tin tranh giả, tranh chép, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều rào cản khác khiến các bức tranh quý không được rộng đường về các bảo tàng trong nước như một tài sản quốc gia.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 5.

Tác phẩm Điểm tâm của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà sưu tập Nguyễn Minh mua về nước năm 2015 từ một nhà đấu giá tại Mỹ

Nhìn vào lịch sử phát triển của các bảo tàng trên thế giới, hầu hết các bảo tàng đều bắt đầu gầy dựng từ các bộ sưu tập cá nhân.

Để làm giàu có cho bộ sưu tập của mình, các bảo tàng phải tìm cách "quyến rũ" nhà sưu tập để họ hiến tặng tranh quý hoặc bộ sưu tập cá nhân cho bảo tàng sau khi họ qua đời.

Trong hai thập kỷ làm giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York (Mỹ), công việc chính của ông De Montebello là "tán tỉnh" các nhà sưu tập để lôi kéo về cho bảo tàng những bộ sưu tập tranh giá trị do các nhà sưu tập hiến tặng.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 6.

Tác phẩm Ba cô gái trong vườn của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà sưu tập Nguyễn Minh mua về nước năm 2013 từ nhà đấu giá Sotheby's, Hong Kong

Ông Martin Rama - nhà hoạt động nghệ thuật nghiệp dư - cho biết các nhà sưu tập nghệ thuật không muốn bộ sưu tập của mình sẽ bị người thừa kế làm thất tán.

Hiểu tâm lý này, các bảo tàng đưa ra một chính sách để yên lòng các nhà sưu tập. Đó là bảo tàng cam kết bảo quản vẹn toàn bộ sưu tập, chăm sóc tốt và sử dụng chúng hiệu quả, giới thiệu tới đông đảo công chúng.

Theo chia sẻ của ông Trần Xuân Yên - phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, đây chính là cách mà bảo tàng này đã làm để có được sự tín nhiệm của gia đình họa sĩ Lê Thị Lựu mà hiến tặng 29 bức tranh của họa sĩ này cho bảo tàng.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng nêu gợi ý: ngoài chính sách từ các bảo tàng nhằm vận động được các gia đình, nhà sưu tập hiến tặng tranh thì Nhà nước cần hỗ trợ miễn giảm thuế cho các nhà sưu tập mua tranh quý từ nước ngoài đưa về Việt Nam.

Tranh Việt muốn về nước cũng khó, muốn hiến tặng bị từ chối - Ảnh 7.

Bức tranh Picking Roses (Hái hoa) của danh họa Lê Phổ, được nhà sưu tập Nguyễn Minh đưa hồi hương năm 2013 từ nhà đấu giá Sotheby's, Hong Kong

Vận động tư nhân bằng chính sách thuế

Nhà sưu tập tranh và sử gia nghệ thuật Loan de Fontbrune cho biết tại Pháp, các bảo tàng đều thành lập Hội những người bạn của bảo tàng (Association des amis du musée), khi bảo tàng cần tiền để mua tranh quý thì những người bạn của bảo tàng sẽ tài trợ tiền mua tranh.

Ngoài những nỗ lực của bảo tàng thì nhà nước cũng hỗ trợ công cuộc vận động tư nhân hiến tặng tranh cho bảo tàng bằng chính sách thuế. Cụ thể tại Pháp, các cá nhân khi tặng tranh, hiện vật quý cho bảo tàng sẽ được hưởng chính sách giảm thuế chung cho các tài sản khác. Còn ở Mỹ, chính phủ miễn thuế hoàn toàn cho các tài sản khác sau khi tư nhân hiến tặng hiện vật quý cho bảo tàng.

"Tranh viễn xứ" và những cuộc hồi hương

TTO - Hai năm nay đang diễn ra một dòng chảy lặng lẽ nhưng khá mạnh mẽ của những cuộc hồi hương các 'báu vật mỹ thuật'.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp