Kiến trúc sư NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
* Kiến trúc sư NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG:
Giáo dục tinh thần tôn trọng quyền con người
Mạng chỉ là một không gian công cộng của xã hội, phản ánh thực trạng xã hội và nền văn hóa của cộng đồng đó. Mà văn hóa thì không thể kêu gọi từ sự tự giác của con người, phải xuất phát từ giáo dục.
Tất cả ở giáo dục. Giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử và đặc biệt là giáo dục tinh thần tôn trọng quyền con người, tôn trọng pháp luật. Phải trên cơ sở đó cộng với luật pháp nghiêm minh mới có thể giải quyết được vấn đề ở cái gốc.
Ngoài ra, nếu ai bị xúc phạm cần phải kiện ra tòa, những kẻ "ném đá", xúc phạm người khác cần phải bị trừng trị nghiêm minh thì sẽ có tác dụng răn đe với người khác.
Pháp luật nghiêm minh sẽ giúp điều chỉnh hành vi con người. Tôi hi vọng nghị định 15 vừa có hiệu lực sẽ giúp ích cho việc điều chỉnh hành vi, xây dựng lối ứng xử văn minh trên mạng xã hội.
Giáo sư TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH
Muốn giải quyết triệt để chuyện "ném đá" trên mạng phải thay đổi từ gốc rễ bằng giáo dục kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục trong gia đình. Và phải kiên trì năm này qua năm nọ, như thay đổi dòng chảy của một con sông vậy.
GS TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH
* Giáo sư TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH (Trường đại học Utah, Mỹ):
Giáo dục về quản lý trí tuệ cảm xúc
Để giải quyết câu chuyện "ném đá" trên mạng xã hội, theo tôi cần làm mấy việc.
Thứ nhất là chú trọng phát triển trí tuệ cảm xúc. Trong một xã hội mà trí tuệ nhân tạo phát triển như hiện nay thì trí tuệ cảm xúc (EQ) ngày càng quan trọng, chứ không chỉ còn là kiến thức (IQ) nữa. Kiến thức càng ngày càng kém quan trọng vì trí tuệ nhân tạo ngày càng thông minh trong xử lý liên quan đến kiến thức.
Chỉ vài năm nữa, con người sẽ phải làm việc chung với con robot biết suy nghĩ. Lúc đó, vai trò lớn của con người là ở trí tuệ cảm xúc và khả năng kiểm soát cảm xúc. Việc ném đá trên mạng xã hội là biểu hiện khả năng kiểm soát cảm xúc kém.
Vì vậy, rất cần thiết phải đưa vấn đề quản lý trí tuệ cảm xúc vào trong giáo dục gia đình và trong giáo dục nhà trường ngay từ bậc học mầm non.
Hai nữa là phải giáo dục lại về định nghĩa phản biện cho giới trẻ. Vài năm qua, quan sát nhiều hơn về xã hội Việt Nam, đặc biệt là giới sinh viên, tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam hiểu rất sai lệch về phản biện.
Trả lời câu hỏi của tôi rằng thế nào là phản biện, hầu hết các bạn trẻ đều chung câu trả lời phản biện là đưa ra một nhận định trái chiều. Đây là cách hiểu lệch lạc khiến người ta có xu hướng độc quyền chân lý. Phản biện không chỉ nhìn hướng ngược lại mà khả năng suy nghĩ đa chiều.
Trong khi cần phải hiểu rằng không có gì tuyệt đối đúng, cũng không có gì tuyệt đối sai. Cái đúng ở xã hội này lại không đúng ở xã hội khác ở cùng thời điểm, và cái đúng ở một xã hội vào thời điểm này lại không đúng vào thời điểm khác ở chính xã hội đó.
Ví dụ như việc cha mẹ đánh trẻ để dạy dỗ trẻ hư ở Việt Nam được coi là "thương cho roi cho vọt", nhưng ở Mỹ mà bị phát hiện làm như vậy thì vào tù và có khi mất quyền nuôi con.
Chuyện dùng pháp luật để trừng trị những hành vi vi phạm cũng cần thiết nhưng nó chỉ là biện pháp chữa bệnh chứ không phải ngừa bệnh. Chữa bệnh chỉ là giải pháp ngắn hạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận