13/01/2024 16:53 GMT+7

Tranh luận về việc gen Z bị đánh giá lười biếng và đòi hỏi quá mức

Các chuyên gia cho biết nhiều nhà tuyển dụng hiện nay 'ngại' làm việc với gen Z vì họ cho rằng thế hệ này lười biếng và đòi hỏi quá mức.

Nhiều nhà tuyển dụng từ chối tuyển gen Z vì cho rằng thế hệ này quá khác biệt - Ảnh: GETTY IMAGES

Nhiều nhà tuyển dụng từ chối tuyển gen Z vì cho rằng thế hệ này quá khác biệt - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo Đài Fox News, dữ liệu từ một cuộc khảo sát mới đây của Công ty tư vấn Ankura (Mỹ) cho thấy nhiều nhà tuyển dụng không muốn tuyển gen Z (nói về những người sinh ra từ năm 1995 - 2012, theo cách hiểu phổ biến). Thậm chí, 58% số người được hỏi còn cho rằng thế hệ này vẫn chưa sẵn sàng để làm việc.

Trước đó, trang web tìm việc Intelligence.com từng khảo sát 800 nhà tuyển dụng, quản lý trên khắp nước Mỹ và kết quả cũng cho thấy điều tương tự.

Hơn một nửa số người tham gia nghĩ rằng thế hệ mới vẫn chưa “đạt tiêu chuẩn” để làm việc, thường xuyên thể hiện hành vi thiếu chuyên nghiệp trong các buổi phỏng vấn xin việc.

Họ cũng đưa ra một số ví dụ cụ thể, chẳng hạn như gen Z không biết duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, yêu cầu mức bồi thường hợp đồng lao động cao vô lý, ăn mặc không phù hợp, mang theo phụ huynh...

Ông John Frehse, giám đốc điều hành cấp cao và là người đứng đầu chiến lược lao động toàn cầu của Ankura, lại có quan điểm khác khi trả lời về vấn đề này với Đài Fox News: “Thế hệ Z không phải là thế hệ lười biếng mà là thế hệ có quyền vì họ được tự do đưa ra nhiều quyết định hơn so với thế hệ trước vốn bị ràng buộc về mặt tài chính”.

“Họ khác biệt”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ông Frehse lập luận rằng gen Z thường lựa chọn công việc phù hợp với lối sống thay vì hoàn cảnh, người trẻ thường xuyên “nhảy việc” để tìm kiếm môi trường thích hợp, phát triển bản thân theo hướng họ muốn.

Kết quả từ cuộc khảo sát còn cho thấy gen Z không muốn làm việc ngoài giờ hay gánh thêm trách nhiệm có khả năng ảnh hưởng đến lối sống của họ. Điều này khiến một số nhà tuyển dụng lớn tuổi hiểu nhầm rằng thế hệ trẻ lười biếng, không muốn thăng tiến.

Trong khi đó, tác giả sách và chuyên gia văn hóa Jessica Kriegel cho rằng các thế hệ thực chất không quá khác biệt. Bà khẳng định chính mạng xã hội đã làm gia tăng quan niệm sai lầm và xung đột.

Bà Kriegel cho biết xu hướng nhảy việc không phải là hiện tượng mới xảy ra. Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu lợi ích nhân viên Mỹ, người lao động ở độ tuổi 20 - 30 trung bình chỉ làm việc tại một công ty trong vòng 3 năm và độ tuổi 50 - 60 là 10 năm. Chỉ số này không mấy khác biệt so với 60 năm trước.

“Vì vậy đây thật sự là vấn đề về giai đoạn cuộc đời chứ không phải khoảng cách thế hệ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Bà Kriegel bổ sung rằng những người trẻ tuổi đang ở giai đoạn thử sức với nhiều nghề nghiệp để tìm ra thứ phù hợp với bản thân họ. “Trong khi những người lớn tuổi hơn đã trải qua hành trình này và tìm ra nơi họ muốn đến và ở lại, vả lại họ cũng sắp nghỉ hưu nên có nhiều động lực để trụ lại công việc hơn”, bà giải thích.

Về vấn đề thái độ, nữ tác giả nói “những chuẩn mực mới về hành vi và tương tác xã hội” đã khiến những nhà tuyển dụng trở nên khó chịu với gen Z.

Bà khuyến nghị họ cố gắng bỏ qua định kiến vì nếu cứ giữ suy nghĩ theo hướng tiêu cực thì họ sẽ rơi vào tình trạng “vạch lá tìm sâu”.

Gen Z đưa cha mẹ đến phỏng vấn, công ty ngao ngánGen Z đưa cha mẹ đến phỏng vấn, công ty ngao ngán

Khảo sát cho thấy các công ty ngày càng thích tuyển dụng người lao động thuộc các thế hệ cũ hơn gen Z. Bên cạnh những tai tiếng mà nổi bật nhất là 'nghỉ việc lặng lẽ', nhiều ứng viên gen Z giờ còn dẫn cha mẹ đến phỏng vấn xin việc cùng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp