30/11/2022 10:30 GMT+7

Tranh luận: Ai cũng có 2 tay, sao đàn ông không làm được việc nhà?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Xung quanh câu chuyện phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ/tuần để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn, đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái, trong khi nam giới chỉ dành 1/2 thời gian này, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đã có tranh luận sôi nổi.

Tranh luận: Ai cũng có 2 tay, sao đàn ông không làm được việc nhà? - Ảnh 1.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ dẫn tới áp lực phải có con trai đè nặng lên vai người phụ nữ - Ảnh minh họa: Pngtre

Tại Hội thảo khoa học quốc gia Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 28-11, bà Nguyễn Thị Minh Hương - phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - đã đưa ra con số thống kê cụ thể.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ về bất công trong tư tưởng trọng nam khinh nữ dẫn tới áp lực phải có con trai đè nặng lên vai người phụ nữ.

Phụ nữ vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong thực hiện các biện pháp tránh thai, quan niệm phụ nữ có nhiệm vụ sinh con và chăm sóc con cái vẫn tồn tại ở nhiều gia đình.

Nhằm góp thêm một góc nhìn về vấn đề đang gây khá nhiều tranh luận, chuyên mục Bạn đọc làm báo giới thiệu luồng 2 ý kiến tiêu biểu của bạn đọc gởi đến phần phản hồi.

Ai cũng có 2 tay, 2 chân mà sao đàn ông không làm được việc nhà?

Ông bà ta thường nói "Trăm hay không bằng tay quen". Đàn ông dở làm việc nhà, tay chân vụng về là do cha mẹ không tập cho làm từ nhỏ.

Cái suy nghĩ trọng nam khinh nữ, nữ phải làm việc nhà hầu hạ nam đã dẫn tới kết quả đương nhiên như vậy.

Tôi có quen một gia đình có 4 đứa con trai (may là người cha không phải loại đàn ông phong kiến ép vợ làm ô sin cho nam) nên dạy 4 đứa con làm hết việc nhà từ nhỏ. Chúng giúp mẹ nấu ăn, đi chợ, giặt rửa, lau nhà không thua kém gì con gái.

Khi lấy vợ thì cũng quen tay giúp vợ việc nhà, ai cũng khen.

Đừng lấy cớ đàn ông làm không khéo để ngụy biện cho việc không chịu làm việc nhà và chụp cái mũ "3 đảm đang, chịu thương chịu khó" để ép phụ nữ làm hết việc nhà cho chồng đi nhậu nhẹt, sau đó có khi đi "giao tế" tăng 2 ở quán bia.

Phụ nữ thời nay cũng đi làm, sao họ không đi nhậu để giao tế như nam?

Ý kiến bạn đọc tên QUÝ

Chịu thương chịu khó là thiên chức của phụ nữ Việt?

Không phải đơn thuần người ta lại nói phụ nữ Việt vốn giỏi giang, chịu thương, chịu khó. Phụ nữ vốn có sức chịu đựng giỏi hơn đàn ông, đàn ông đa phần vốn vụng về, trừ một số ngành đặc thù như nấu nướng hay cắt tóc.

Cho nên khi đàn ông vào bếp họ lại không chịu được sự tỉ mỉ cẩn thận trong bếp hay chăm sóc con cái, họ chấp nhận ra ngoài đương đầu với khó khăn, trằn trọc suy nghĩ tháo gỡ vướng mắc, nghĩ làm sao có nhiều tiền lo cho gia đình đầy đủ nhất.

Đôi khi ra ngoài nhậu với bạn bè, còn có mục đích giao tế để phát triển trong công việc, chứ cũng không hẳn đi uống cho vui.

Bạn cứ tin đi, giao con cho họ trong 1 ngày họ sẽ điên lên, còn phụ nữ vốn chịu đựng giỏi, chịu thương chịu khó nên họ đảm đương được những việc này, không phải là ai làm nhiều hơn ai, mà là cùng nhau chung sức cho gia đình, bù khuyết cho nhau.

Ý kiến bạn đọc tên THANH

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Theo bạn, hiện có còn tư tưởng trọng nam khinh nữ? Làm sao dung hòa việc gia đình giữa người vợ và người chồng?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Vợ chồng đừng để lạnh mới bắt đầu hong lửa Vợ chồng đừng để lạnh mới bắt đầu hong lửa

TTO - Cưới nhau đã gần 10 năm, vợ chồng anh S. càng lúc càng xa nhau. Ban đầu cả hai quyết định cưới vì nghĩ là tâm đầu ý hợp, thế nhưng khi có con, người vợ chẳng thiết gì việc duy trì những cảm xúc giản đơn đã từng có bên chồng.



TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp