24/05/2018 11:05 GMT+7

Tránh được viêm mũi dị ứng

DS LÊ KIM PHỤNG
DS LÊ KIM PHỤNG

TTO - Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện theo mùa, nhất là khi gặp phải những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn trong không khí, khói, thuốc lá, ximăng, côn trùng và lông thú.

Tránh được viêm mũi dị ứng - Ảnh 1.

Nước muối rất hiệu quả trong việc làm sạch mũi và ngăn ngừa phản ứng dị ứng - Ảnh: Châu Anh

Một số triệu chứng dễ dàng nhận biết khi bị viêm mũi dị ứng như hay bị ngạt mũi, chảy nước mũi, nhảy mũi, ngứa trong mũi, hơi sưng mắt và cảm giác nặng đầu.

Có nhiều phương thuốc cổ truyền đơn giản có thể khắc phục chứng viêm mũi dị ứng.

1. Xông hơi nước

Hơi nước có thể làm giảm bớt sự tiết xuất của nước mũi tại niêm mạc và làm sạch đường thở. Cách này được xem là sự lựa chọn thông minh cho bệnh viêm mũi dị ứng. Hơi nước kích thích dây thần kinh mũi và giảm các kích thích gây khó chịu trong niêm mạc mũi, nhờ đó giảm được các chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu.

Cách thực hiện như sau: đun sôi khoảng 5 chén nước và đổ vào một cái chậu đường kính khoảng 20cm, cho thêm 5 giọt dầu cây trà vào, sau đó che một cái khăn mặt ngang trán và hạ thấp đầu xuống chậu nước, hít thở thật sâu nhiều lần cho đến khi nước hết hơi nóng. Mỗi ngày làm 1 lần để thông sạch đường mũi và loại bỏ các chất gây dị ứng.

2. Củ nghệ

Nghệ có khả năng tăng cường miễn dịch và cũng là một phương thuốc gia đình phổ biến để điều trị viêm mũi dị ứng. Vừa là tác nhân chống oxy hóa và chống viêm mạnh, nghệ có thể làm giảm sưng và ức chế hoạt động của chất gây dị ứng. Nghệ giúp ngừng chảy nước mũi, ngạt mũi, đau họng và hắt hơi.

Cách thực hiện như sau: hòa 1 muỗng canh bột nghệ khô trong một ly sữa ấm và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ để tăng cường miễn dịch. Cách khác là trộn 2 muỗng cà phê bột nghệ vào 2 muỗng mật ong nguyên chất và ăn mỗi ngày.

3. Nước muối

Việc rửa nước muối thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng viêm mũi. Nước muối rất hiệu quả trong việc làm sạch mũi và ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Cách thực hiện đơn giản như sau: lấy một ly nước ấm và thêm một muỗng cà phê muối, dùng một quả bóp cao su hút dung dịch này và bơm vào từng lỗ mũi để rửa sạch các chất nhầy trong niêm mạc mũi, thực hiện hằng ngày để giảm nguy cơ bị viêm mũi dị ứng.

4. Gừng

Gừng là thuốc kháng histamine tự nhiên và kháng virút rất mạnh. Các chất gây dị ứng có chứa virút có thể gây ra cảm lạnh và viêm xoang. Khả năng tăng cường miễn dịch của gừng giúp phòng tránh chứng viêm mũi dị ứng. Có thể uống trà gừng mỗi ngày để làm ấm và nâng thể trạng.

Cách thực hiện: cho 2 muỗng canh gừng tươi đã xay nhuyễn vào một chén nước, đun sôi nhanh trong 3-5 phút, để hơi nguội và thêm vào 1 muỗng nhỏ mật ong, rót vào một chén khác và uống mỗi ngày để tránh bị dị ứng theo mùa.

5. Mật ong nguyên chất

Mật ong là tuyệt vời để chữa viêm mũi dị ứng. Đơn giản như sau: chỉ cần trộn 1 muỗng canh mật ong trong một ly nước ấm và uống vào mỗi sáng để có kết quả tốt nhất. Và nên tăng lượng thực phẩm giàu vitamin C.

Tránh các chất gây dị ứng

- Cố gắng giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc gây dị ứng theo mùa. Trong mùa dị ứng nên dùng khăn che mũi.

- Khi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa cũng cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi.

- Nếu trong nhà có nuôi thú cưng như mèo hoặc chó, cần cạo sạch lông. Những sợi lông nhỏ này chính là nguyên nhân hàng đầu gây phản ứng dị ứng vì nó có thể phát tán trong không khí gây kích ứng niêm mạc mũi.

Đối phó với bệnh viêm mũi dị ứng trong mùa đông

Môi trường khô hanh và không khí lạnh của mùa đông là lúc bệnh viêm mũi dị ứng hoành hành.

DS LÊ KIM PHỤNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp