25/09/2021 17:01 GMT+7

Tranh cãi về quốc gia tới nay vẫn chưa ghi nhận ca COVID-19 nào

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Gần hai năm kể từ lúc đại dịch COVID-19 bắt đầu trở thành tâm điểm toàn cầu, tại Trung Á, có một quốc gia không ghi nhận ca nhiễm nào. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đến tận nơi và không tìm thấy đại dịch.

Tranh cãi về quốc gia tới nay vẫn chưa ghi nhận ca COVID-19 nào - Ảnh 1.

Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymukhamedov - Ảnh: REUTERS

Quốc gia ấy là Turkmenistan, một đất nước có khoảng 6 triệu dân giáp với Iran, Afghanistan, và Uzbekistan.

Theo ĐH Johns Hopkins và WHO, Turkmenistan hiện nằm trong số ít nhất 5 nước chưa ghi nhận (hoặc chưa có số liệu) về bất kỳ ca mắc COVID-19 nào.

Trong số này có 3 quốc đảo biệt lập ở khu vực Thái Bình Dương. Nước còn lại là Triều Tiên.

Cũng giống như trường hợp của Triều Tiên, việc Turkmenistan không có ca nhiễm virus SARS-CoV-2 là một thực tế khó tin đối với phương Tây.

Trong bài viết ngày 25-9, Đài CNN còn châm biếm rằng Turkmenistan không có ca COVID-19, "hoặc ít nhất, đó là những gì chính quyền độc tài và bí hiểm của quốc gia Trung Á này tuyên bố".

Hôm 21-9, trong một phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymukhamedov bác bỏ các báo cáo về tình hình COVID-19 ở nước này, khẳng định những thông tin đó là "tin giả".

Vị tổng thống này, đã lãnh đạo Turkmenistan từ năm 2006, cũng nói trước Liên Hiệp Quốc rằng phản ứng trước đại dịch không nên bị "chính trị hóa".

Tuy vậy, CNN dẫn lời "các tổ chức và nhà báo độc lập" bên ngoài Turkmenistan nói rằng có bằng chứng cho thấy quốc gia này đang chống lại làn sóng lây nhiễm thứ ba, vốn đang khiến bệnh viện quá tải và giết chết rất nhiều người.

Các tổ chức và nhà báo nêu trên cũng cảnh báo rằng Tổng thống Berdymukhamedov đang cố hạ thấp sự nguy hiểm của virus để duy trì hình ảnh của ông trước công chúng.

Để minh chứng, CNN dẫn lời Ruslan Myatiev, một biên tập viên người Turkmenistan sống lưu vong đang làm việc cho Turmen News (trụ sở Hà Lan), khẳng định ông đã thu thập tên của hơn 60 người mà ông cho rằng đã chết vì COVID-19 ở Turkmenistan, bao gồm giáo viên, nghệ sĩ, và bác sĩ.

Theo Myatiev, ông đã xác minh các trường hợp tử vong được ghi lại thông qua bệnh án và kết quả chụp tia X, và thấy rằng phổi của họ bị tổn thương nghiêm trọng, và các điều trị y tế được thực hiện giống với bệnh nhân COVID-19.

Một lập luận khác được CNN sử dụng trong bài viết của mình là lấy trường hợp Iran, quốc gia chứng kiến một trong những đợt bùng phát dịch nặng nề của thế giới với 5,5 triệu ca COVID-19.

Với việc Iran hứng chịu dịch bệnh nặng nề như vậy, đại diện của một tổ chức nhân quyền trong bản tin của CNN đặt dấu hỏi rằng liệu tình hình ở quốc gia láng giềng như Turkmenistan có thể khác Iran hay không.

Trên thực tế, bản thân CNN cũng đề cập tới việc một phái đoàn WHO đã tới Turkmenistan vào tháng 7-2020, nhưng không xác nhận bất kỳ ca nhiễm nào ở đây.

Tuy nhiên, WHO nói họ "lo ngại về số lượng gia tăng ở các ca nhiễm trùng hô hấp và viêm phổi". Một quan chức WHO được cho đã nói rằng Turkmenistan "nên hành động như thể COVID-19 đang lây nhiễm".

Lực lượng chống dịch xuất hiện trong duyệt binh mừng Quốc khánh Triều Tiên Lực lượng chống dịch xuất hiện trong duyệt binh mừng Quốc khánh Triều Tiên

TTO - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không phát biểu trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh 9-9. Việc ông Kim mặc âu phục cũng gây chú ý, nhưng không thu hút bằng một hình ảnh khác trong buổi lễ được tổ chức lúc nửa đêm.

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp