25/05/2024 14:50 GMT+7

Tranh cãi tưng bừng xung quanh chữ H trong phiếu liên lạc

Bài viết về sự bức xúc của phụ huynh vì chữ H (hoàn thành) mà con chị không được xuất sắc thu hút nhiều ý kiến tranh luận. Nhóm ủng hộ, nhóm thì cho rằng căn bệnh thành tích đang quá nặng ở nhiều phụ huynh.

Bảng điểm của học sinh lớp 1 đang lan truyền trên mạng xã hội: Chỉ vì một chữ H mà học sinh không được danh hiệu xuất sắc

Bảng điểm của học sinh lớp 1 đang lan truyền trên mạng xã hội: Chỉ vì một chữ H mà học sinh không được danh hiệu xuất sắc

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh: Cho rằng có sự không công bằng đối với con mình, chị T. - phụ huynh có con vừa học hết lớp 1 ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ - viết: "Chỉ vì một chữ H mà con tôi không được khen thưởng danh hiệu xuất sắc. Mà phải chi đó là môn văn hay môn toán thì không bực. Đằng này, con tôi bị đánh giá "H" ở môn âm nhạc".

Bài viết này đã được chia sẻ rất nhanh trên mạng xã hội và thu hút nhiều ý kiến tranh luận.

Nên du di với môn phụ?

Đồng cảm với nỗi bức xúc của chị T., bạn đọc Lê Xuân Hòa viết: Nói về chương trình học, môn âm nhạc và mỹ thuật là những môn đặc thù, vì thế bị chữ H là hơi bị "đau".

Cùng quan điểm, bạn đọc Lê Hào nêu ý kiến: "Cách đánh giá này rõ ràng là có vấn đề vì chữ H và T ở môn âm nhạc, mỹ thuật. Theo tôi, ở cấp 1, nhiều lúc đánh giá của giáo viên chỉ là cảm tính của giáo viên, sẽ dẫn đến oan ức cho học sinh".

Còn theo bạn đọc Bich thì nếu thầy cô không công tâm, rất khó đạt học sinh giỏi vì mấy môn phụ này.

Bạn đọc này dẫn chứng: "Các môn âm nhạc, thể dục, mỹ thuật rất hay bị cho điểm không công bằng. 

Ví dụ, với môn thể dục: dáng con tập không chuẩn, tay bị cong...; với môn âm nhạc: con hát không đúng nhịp lắm, với môn mỹ thuật thì thường xuyên yêu cầu học theo video... Đã vậy, khi làm bài mang đến nộp, thầy lại không nhận ngay, phải bê đi bê về rất nhọc...".

Cùng suy nghĩ, bạn đọc tài khoản N.H.K. bổ sung: "Nếu các tiêu chí đánh giá không rõ ràng, không chính xác sẽ dẫn đến một số học sinh thực sự tốt, có tiến bộ nhưng lại không được khen thưởng gì và các con sẽ tự ti về bản thân".

Từ trường hợp của con mình, phụ huynh này dẫn chứng: "Ví dụ con nhà mình cuối kỳ thi 6 môn chính (toán, tiếng Việt, khoa học, sử, địa, tin) thì 5 môn được 10, 1 môn được 9 nhưng cũng không được danh hiệu gì vì môn phụ chỉ đạt H. Chưa kể việc này sẽ rất dễ gây ra tiêu cực".

Bạn đọc Khanh đề nghị: "Theo tôi, để tránh tình trạng này, hãy bỏ xếp loại học lực, mà thay vào đó là xếp hạng, các môn học cứ cho điểm bình thường".

Mong con được khen để khoe trên mạng xã hội?!

Bên cạnh những ý kiến chia sẻ với chị T., cũng có nhiều bạn đọc khuyên rằng người lớn cũng đừng vì bức xúc nhất thời khi con mình không được giỏi toàn diện mà tạo thêm áp lực cho con trẻ, bởi con người đâu ai hoàn hảo. Đạt được thì tốt, còn không cũng đừng lấy đó làm buồn.

"Tội nhất vẫn là mấy đứa nhỏ, học vì cha mẹ, chứ không phải học vì bản thân. Nhân loại này có phân chia mà, đâu phải ai cũng hoàn hảo tất cả đâu, con mình nó giỏi kiến thức nhưng kém về mỹ thuật, thẩm mỹ là bình thường.

Có gì mà lăn tăn, như nghệ sĩ đấy họ giỏi văn nghệ ca hát biểu diễn nhưng chưa chắc đã học giỏi các môn tự nhiên. Con chị mới lớp 1 mà chị làm quá. Khổ thế" - bạn đọc tài khoản Ammy viết.

Thêm vào, bạn đọc Minh Quan bình luận: "Muốn đạt xuất sắc thì phải giỏi toàn diện. Sao lại bức xúc khi con mình chưa toàn diện. Đừng gây áp lực cho bé".

Chia sẻ với ý kiến trên, bạn đọc Phúc Anh đặt câu hỏi: "Làm thế nào mới vừa lòng mọi người được nhỉ? Cho điểm thì kêu áp lực. Đánh giá bằng nhận xét lại kêu không biết họ dựa vào đâu?".

Theo tôi, thầy cô giáo cũng dựa vào mục tiêu cần đạt, bảng tiêu chí bộ môn chứ đâu. Và âm nhạc cũng là môn học như bao môn học khác. Mình nghĩ nó là môn phụ thì kết quả chỉ H là đúng rồi".

Cùng suy nghĩ, bạn đọc Ngoc N bổ sung: "Muốn xuất sắc thì phải toàn diện, đã gọi là xuất sắc thì thể dục, nhạc, mỹ thuật, đạo đức cũng phải tốt. Cha mẹ đừng quá ép con, thực tế con giỏi toàn diện hay không cha mẹ biết. Có nhiều phụ huynh chỉ mong con được khen để khoe khoang trên mạng xã hội, chứ không quan tâm đến chất lượng thực sự".

Góp thêm góc nhìn, bạn đọc Lê Phổ viết: "Bao nhiêu đứa nhỏ xuất sắc lớp một sau này trở thành người xuất sắc? Chuyện chẳng có gì đáng phải bực nếu phụ huynh không hơn thua, cầu toàn. Đời là một cuộc marathon, thua trên cây số này thì cố lên để vượt ở cây số khác".

Xưa nay đều đánh giá như vậy, chỉ vì phụ huynh này mới có con học lớp 1 nên không biết. Tất cả các môn đều phải tốt toàn diện thì mới được. Và, có rất nhiều em giỏi tất cả các môn.

Cũng nói thêm, ở cấp 1 môn nhạc là thầy cô giáo khác dạy, chứ cũng không phải thầy cô chủ nhiệm dạy đâu. Do đó, bé hát không hay hoặc hát không đúng nhịp nhiều lần như thế thì thầy cô phải cho hoàn thành, có nghĩa là chữ H.

Bạn đọc Trần Tran

Vụ học sinh lớp 6 gần như không biết đọc: Hệ quả từ Vụ học sinh lớp 6 gần như không biết đọc: Hệ quả từ 'căn bệnh thành tích' trong giáo dục

Sau bài viết "Cô giáo bất ngờ phát hiện học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, chỉ viết được tên mình" trên Tuổi Trẻ Online, rất nhiều phản hồi của bạn đọc gửi về, trong đó có những ý kiến của "người trong cuộc".

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp