Phóng to |
Bán bún ở chợ An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: N.C.T. |
Đại biểu Quốc hội (Đoàn TP.HCM) Đoàn Nguyễn Thùy Trang:
Có trách nhiệm của ngành công thương
Phát hiện mì sợi chứa hàn the Ngày 26-7, đoàn kiểm tra liên ngành của TP Biên Hòa (Đồng Nai) phát hiện và thu giữ gần 50kg sợi mì vàng khô có chứa hàn the, một chất cực độc bị cấm trong chế biến thực phẩm tại chợ Biên Hòa. Theo đó, trong lúc lấy mẫu kiểm tra đột xuất 10 sạp hàng thực phẩm tại chợ Biên Hòa, có đến sáu sạp bán sợi mì vàng khô có chứa hàn the ở mức đậm đặc với tổng khối lượng gần 50kg. Số lượng mì có chứa hàn the trên đều không có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng do tiểu thương chỉ lấy hàng qua trung gian. N.T.PHÚC |
Quy định của pháp luật về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã khá đầy đủ. Các cơ quan chức năng không thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng quy định rõ ngành công thương quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển đối với sản phẩm chế biến bột, sản phẩm kinh doanh tại các chợ và siêu thị... Như vậy, ngành công thương không thể trốn tránh trách nhiệm.
Về lâu dài, để giải quyết căn cơ phải kiểm soát cho được việc buôn bán hóa chất trên thị trường, hóa chất sử dụng trong công nghiệp và trong thực phẩm phải bán ở những khu riêng biệt, có danh mục cụ thể, có rà soát, kiểm tra thường xuyên của cơ quan chức năng. Ngoài ra, nhân sự việc lần này, cần có cuộc đại chấn chỉnh ngành sản xuất chế biến thực phẩm từ gạo, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Ông Nguyễn Hồng Hà (phó Ban văn hóa - xã hội, HĐND TP.HCM):
UBND TP nên chủ trì giải quyết
Luật quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm đã có, vấn đề là chúng ta làm chưa chặt chẽ. Bây giờ, cơ sở sản xuất bún, bánh canh, bánh hỏi... có cả cơ sở lớn và những điểm sản xuất nhỏ lẻ, những tổ hợp sản xuất mang tính chất gia đình. Làm sao phải quản lý được tất cả cơ sở này thì người tiêu dùng mới an tâm sử dụng sản phẩm.
Trong trường hợp các cơ quan chức năng đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau như hiện nay, tôi cho rằng UBND TP cần đứng ra chủ trì, phân định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng đơn vị theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Thanh Ba (Đoàn luật sư TP.HCM):
Cơ quan y tế phải vào cuộc
Lẽ ra trong quá trình quản lý, cơ quan y tế phải là cơ quan có trách nhiệm phát hiện, xử lý những vụ việc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, đưa ra những cảnh báo cho người dân trước tình trạng mất an toàn của thực phẩm chứ không cần đợi đến khi tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện kiểm tra.
Thông qua việc kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm nếu phát hiện các hóa chất trong thực phẩm này thì cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng mức xử phạt thật nặng đối với các cơ sở vi phạm, có thể tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Sở Y tế sẽ họp với các bên liên quan Ngày 26-7, PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngày 29-7 cơ quan này sẽ họp với Sở Công thương, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN và một số doanh nghiệp có liên quan đến việc các mẫu bún, bánh canh, bánh phở, bánh hỏi... có chất làm trắng huỳnh quang (tinopal) như công bố của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN. Qua đó, những vấn đề cần làm sáng tỏ sẽ được các bên có liên quan cùng trao đổi, thống nhất và có kết luận chính xác, tránh tình trạng nói qua nói lại. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận