06/09/2013 14:09 GMT+7

Tranh cãi quanh kế hoạch tấn công Syria của Mỹ

VIỆT TOÀN
VIỆT TOÀN

TTO - Ý định can thiệp quân sự vào Syria của chính quyền Tổng thống Barack Obama đang nhận những ý kiến trái chiều từ các nhà phân tích và chuyên gia Mỹ.

iVxQwJ52.jpgPhóng to

Trong khi Tổng thống Barack Obama đang ở Nga dự hội nghị G20 thì tại Mỹ dấy lên tranh cãi quanh kế hoạch tấn công Syria sắp tới - Ảnh: Reuters

E8LyONuk.jpgPhóng to
Người dân Syria vượt biên giới vào Thổ Nhĩ Kỳ trong tình hình Mỹ và đồng minh tính chuyện can thiệp quân sự vào Damascus - Ảnh: Reuters

Bài viết trên trang CNN ngày 6-9 phản ánh Quốc hội Mỹ khi nhóm họp trở lại vào 9-9 sau kỳ nghỉ hè sẽ đau đầu với kế hoạch tấn công Syria của ông Obama. Cả hai phía ủng hộ và phản đối việc sử dụng vũ lực với Damascus đang tranh luận khá gay gắt.

Phía Mỹ vẫn luôn cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện vụ tấn công vũ khí hóa học khiến hơn 1.400 người thiệt mạng hôm 21-8. Hiện Washington xem việc can thiệp quân sự là đòn trừng phạt dành cho ông Assad, vì cáo buộc này nên Tổng thống Obama đang ra sức vận động quốc hội thông qua kế hoạch tấn công quân sự vào Syria, vốn chìm trong nội chiến từ tháng 3-2011.

TTO trích dịch ý kiến của các nhà phân tích về việc Mỹ nên hay không nên sử dụng vũ lực với Syria:

* Anne-Marie Slaughter (giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ giai đoạn 2009-2011):

Chúng ta đang là đất nước quyền lực nhất thế giới. Những quốc gia khác đang nhìn cách chúng ta ứng xử để có hành động phù hợp. Không hành động đồng nghĩa với việc chúng ta đang cho thấy thế giới ngày càng dễ dãi và trở thành một nơi nguy hiểm, những điều cấm kỵ có thể dễ dàng bị vi phạm và lãnh đạo các nước có quyền làm bất cứ thứ gì họ thích trong phạm vi biên giới quốc gia, mặc cho những kêu gọi từ cộng đồng quốc tế. Nếu chúng ta là những người tiên phong, các cường quốc khác có tinh thần trách nhiệm thật sự sẽ cùng xắn tay.

* David Rothkopf (tổng giám đốc Tập đoàn FP, xuất bản tạp chí Foreign Policy):

Thậm chí nếu không được dư luận ủng hộ thì Tổng thống Obama cũng cần phải tiến hành kế hoạch trừng phạt chế độ Bashar al-Assad vì đã sử dụng vũ khí hóa học. Trừng phạt còn nhằm hủy hoại khả năng họ sử dụng những loại vũ khí giết người hàng loạt như thế trong tương lai và buộc họ phải nhường quyền lại cho các lực lượng đối lập mà chúng ta ủng hộ.

Đồng ý là lãnh đạo thì phải thuyết phục được người khác theo mình trước khi tiến hành bất cứ hành động gì, nhưng đôi khi vẫn phải hành động vì đơn giản đó là điều nên làm, ngay cả khi bị phản đối. Thật ra thì dân Mỹ có xu hướng không muốn chính phủ mạo hiểm và can dự vào những cuộc xung đột ở nước ngoài sau khi đã thấy hậu quả của các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.

* Frida Ghitis (cây bút chuyên về tình hình thế giới của The Miami HeraldWorld Politics Review):

Can thiệp quân sự sẽ mang lại những hậu quả không lường trước được. Tuy nhiên, hậu quả cũng sẽ khôn lường khi không tiến hành can thiệp. Không tấn công Syria sẽ khiến mọi thứ trở nên nguy hại hơn quyết định tấn công có giới hạn. Một khi Syria đã vượt qua “lằn ranh đỏ” mà không bị trừng phạt thì đây không phải lần cuối cùng chúng ta thấy vũ khí hóa học được sử dụng. Washington và đồng minh nên tấn công Damascus để chứng minh thế giới này sẽ không tha thứ cho việc sử dụng vũ khí hóa học. Nếu Mỹ không dùng vũ lực thì đó sẽ là thành công cho chế độ của Assad và các đồng minh của ông ta là Iran và lực lượng Hezbollah sau những hành động quân sự vừa qua.

* Patrick M. Regan (giáo sư nghiên cứu hòa bình và khoa học chính trị của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Kroc, Đại học Notre Dame, Mỹ):

Thật khó dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra nhưng một khi Mỹ đánh bom Syria thì phe đối lập sẽ nhân cơ hội tấn công phe ông Assad, buộc chính quyền đáp trả mạnh mẽ hơn, tất cả chỉ khiến máu đổ nhiều hơn mà thôi.

Nghiên cứu của cá nhân tôi cho thấy khả năng một cuộc nội chiến kéo dài hơn bốn năm khi không có can thiệp từ bên ngoài là 37% nhưng khả năng ấy tăng lên 60% khi có nước ngoài xen vào. Việc can thiệp như thế làm gia tăng thêm 50% thời gian chiến tranh. Theo cách nhìn này, một cuộc tấn công vào Syria không có lợi cho hòa bình và sẽ khiến các bên tham chiến khó lòng ngồi vào bàn đàm phán. Sao không sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề?

* Newt Gingrich (chủ tịch Hạ viện Mỹ giai đoạn 1995-1999):

Thay vì tính chuyện can thiệp vào Syria thì chúng ta nên tập trung giải quyết các thách thức mang tính sống còn nhiều hơn với nước Mỹ. Đó là tập trung ngăn không cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, đối phó với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và xử lý vấn đề cắt giảm chi tiêu quân sự đang khiến quân đội Mỹ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết, tính từ vụ Trân Châu Cảng năm 1941, cũng như tạo ra thách thức thật sự cho an ninh quốc gia. Quốc hội nên bỏ phiếu chống lại việc sử dụng vũ lực với chính quyền Syria để tập trung nhiều hơn cho các vấn đề quan trọng này.

* Rand Paul (thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ bang Kentucky):

Đâu là lợi ích quốc gia của Mỹ? Mục tiêu quân sự là gì? Chiến lược rút quân ra sao? Những câu hỏi này chưa bao giờ được hỏi và trả lời khi bàn về vấn đề can thiệp vào Syria. Chúng ta không nên khiến tình hình vốn đã tồi tệ trở nên tồi tệ hơn nữa. Người dân Mỹ đã cảm nhận được việc can dự ở Syria không phải là ý hay khi một cuộc thăm do gần đây của Hãng tin Reuters cho thấy chỉ 9% cho rằng Mỹ nên nhúng tay vào tình hình ở đó. Thật dễ hiểu khi họ không cảm thấy hào hứng với một cuộc chiến có mục tiêu mù mờ như vậy.

VIỆT TOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp