03/02/2025 13:34 GMT+7

Tranh cãi chi chuyện lì xì, dạy trẻ trân quý những điều bình thường

Hôm nay dạy trẻ biết thụ đắc những điều giản dị quanh mình, chúng ta sẽ không phải lo lắng nhiều cho ngày mai.

Tranh cãi chi chuyện lì xì, dạy trẻ trân quý những điều bình thường - Ảnh 1.

Cách trao hay nhận lì xì cũng cần được giáo dục, để các thế hệ sau hiểu ý nghĩa và biết trân quý - Ảnh minh họa: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Mấy hôm nay xì xầm chuyện trẻ con được nhận lì xì mà tỏ thái độ này nọ tức thì. Mình thật sự thấy có vấn đề. Không những chỉ là lẻ tẻ, mà nhiều. 

Trong bữa cơm chiều mùng hai Tết, con gái có đem chuyện này ra nói, rồi kết bằng một tích mà cổ đọc trong sách Ma quỷ dân gian ký (sách in từ một luận án tiến sĩ) là người mẹ bên Trung Quốc có đứa con trai tầm 6-7 tuổi bị bệnh hoài mà không hết. Một đêm bà nằm mơ thấy một ông lão chỉ là để một ít tiền vào một cái bọc xinh đẹp, rồi để ngay đầu giường cậu bé nằm, như là cách tạo mẹo mừng tuổi. Rồi cậu bé ngày càng khỏe.

Từ đó người ta hay mong con cháu, con nít ăn mau chóng lớn mỗi năm bằng một bao lì xì tượng trưng. Và gần như khi về nhà mới mở, để tạo ra tính hấp dẫn, tôn trọng người gửi.

Trẻ em xưa, tức thế hệ 7X như mình, hoặc một số vùng lân cận đô thị, vùng quê, con nít được nhận lì xì là vô cùng mừng, biết là mình được quan tâm, yêu thương, quý trọng trong mắt người lớn xung quanh lâu ngày gặp lại. Chúng tự động vòng tay, hay cúi đầu cảm ơn ngay.

Đứa lanh miệng, được cô giáo trong những buổi dạy kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm hay cha mẹ giáo dục kỹ thì chúc câu tốt lành đầu năm đối với người cho lì xì mừng tuổi. Người lớn nhận được những câu chúc Tết từ trẻ luôn cảm thấy ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc. Vì họ được nhìn thấy những giá trị Nhân - Lễ - Nghĩa của tương lai, mà đâu đâu họ cũng dễ cảm thán, thở dài về sự kiệm lời, thiếu sự lễ độ từ trẻ em hôm nay.

Ngày Tết Nguyên đán, gia đình tôi vẫn duy trì nếp như hằng năm là mùng một đi chúc Tết ông bà, dòng họ. Mùng hai hàng xóm, và mùng ba là Tết thầy cô. Các con cảm nhận ngày càng khăng khít, chia sẻ và giao tiếp tốt hơn, biết lắng nghe hơn.

Chúng tôi cũng không quên kết hợp dẫn các con đến những nơi mang giá trị văn hóa truyền thống nơi mình sinh sống như đình Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, làng nghề Lò Lu, làng nghề tranh sơn mài Tương Bình Hiệp, Bình Dương, hay những hội chợ có những trò chơi dân gian xưa của các vùng miền, như nặn tò he, vẽ heo đất, ném còn, nhảy sạp, ông đồ cho chữ khai xuân, hội bảo xuân, sách trẻ em...

Những điều đó giúp trẻ nhận ra những điều thân thuộc mỗi ngày trở thành văn hóa, như chúng ta, những người lớn, dù đi đâu cũng mang theo sự độc đáo, khác biệt trong văn hóa ứng xử vùng miền riêng mình.

Hôm nay dạy trẻ biết thụ đắc những điều giản dị quanh mình, chúng ta sẽ không phải lo lắng nhiều cho ngày mai. Và mọi điều chúng ta khao khát cũng chỉ ở những đứa trẻ của hôm nay.

Tiền mừng tuổi của các con, chúng tôi luôn rõ ràng phân chia, và giữ riêng cho chúng dùng trong năm. Chúng sẽ chọn lựa các nhu cầu đã được nghĩ ra, cân nhắc từ trong năm trước để sắm cái gì thật sự cần cho mình.

Con gái đầu học lớp 6 của tôi có dự định mua một cây đàn guitar, và một chiếc xe đạp điện. Đó là điều bé cân nhắc thật kỹ, chứ không phải là ưu tiên điện thoại! Vì con muốn được giải trí bằng cách tự học đàn, hay được tự do chạy xe đi học, thăm bè bạn, người thân.

Còn hai cu cậu lớp 1 thì đã biết thích đọc truyện tranh, vẽ, hay tham gia học các lớp kỹ năng làm việc vui chơi nhóm. Những nhu cầu đó luôn được các con quan sát, thích thú và chờ đợi từ rất lâu, cũng như luôn mong muốn có được.

Từ những điều chân thật đó, các con tôi dần hiểu và tập tành những hành vi tốt cho mình. Biết sợ những ảo giác mà mạng xã hội hôm nay mang lại, và biết tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn lực của bản thân, cũng như từ môi trường sống quanh mình.

Chúng biết nhận từ hàng xóm những bịch bánh kẹo cứng từ họ, mà theo thói quen họ sẽ vung vãi đầy đường. Hoặc lâu rồi các con không được ăn bánh chưng, bánh tét thì bỗng Tết đến nhà người thân, được ăn miếng bánh ngọt, dẻo, thơm mà không béo ngậy. Nếu lỡ ăn không hết miếng bánh thì xin ông bà cái bọc sạch để mang về bỏ ngăn lạnh. Lúc đói hấp lên để ăn cùng xì dầu, dưa leo, dưa món, củ kiệu.

Hương vị Tết của các con tôi được hưởng trọn vẹn từ ẩm thực được cho, được nhìn và ngẫm nghĩ của người lớn. Rồi họ nhắc nhở con cháu mình hãy biết trân trọng những gì mọi người cố gắng cho mình được ấm no đầy đủ, và hãy biết lắng nghe, chia sẻ tốt hơn mỗi ngày.

Có lẽ những nếp nghĩ, ứng xử của trẻ hôm nay cần phải được duy trì, dạy dỗ, phân tích từ các bậc cha mẹ, ông bà, chòm xóm để chúng cảm thấy quý và hành xử như một điều bình thường. Qua đó cũng giúp chúng biết nhận ra đúng sai, sự thật và giả dối, và biết tránh hay báo cho người lớn.

Những điều như vậy tưởng chừng nhỏ mà thật ra là giúp trẻ hình thành nhân cách sau này. Giúp chúng có bản lĩnh, tự tin vượt qua những khó khăn của bản thân, cũng như môi trường sống hôm nay.

Tranh cãi chi chuyện lì xì, dạy trẻ trân quý những điều bình thường - Ảnh 2.Đầu năm rưng rưng hạnh phúc khi đọc tin người đánh rơi 1,5 triệu được 'lì xì' 100 triệu đồng

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online chia sẻ đã rưng nước mắt, hạnh phúc, rất ấm lòng ngày Tết… khi biết hoàn cảnh nghèo khó của người phụ nữ - chủ nhân 1,5 triệu đồng được gói trong tờ giấy vở cùng hành động nghĩa tình, lòng nhân ái của cộng đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp