07/01/2020 10:01 GMT+7

Trân quý hơn những ngày hòa bình

PHẠM SỸ SÁU
PHẠM SỸ SÁU

TTO - Nhân kỷ niệm 41 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia, tôi xem bộ phim truyện dài hơn 130 phút do nữ diễn viên Angelina Jolie làm đạo diễn.

Trân quý hơn những ngày hòa bình - Ảnh 1.

Cảnh trong phim First they killed my father - Ảnh: IMDb

Phim có tựa tiếng Anh là First they killed my father, được dựng theo cuốn tự truyện của nhà hoạt động nhân quyền Campuchia Loung Ung, do chính tác giả và diễn viên Angelina Jolie viết kịch bản.

Câu chuyện kể về gia đình gồm tám người của một đại úy quân đội chính quyền Lon Nol có tinh thần dân tộc, muốn hòa hợp hòa giải để xây dựng đất nước. Nhưng ngay trong ngày 17-4-1975, chứng kiến những hành động của quân Pol Pot khi tiến vào Phnom Penh, ông chợt tỉnh ngộ, giả danh làm công nhân cùng gia đình rời khỏi thành phố.

First They Killed My Father Trailer

Hành trình ấy khởi đầu cuộc trần ai của cả gia đình. Ly tán, mất mát, trốn chạy, tái hợp. 1.270 ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979) sống dưới chế độ Pol Pot của sáu anh chị em trong gia đình gồm ba trai và ba gái đã nói lên toàn bộ sự thảm khốc của một dân tộc trước họa diệt chủng Pol Pot.

Bộ phim tố cáo tội ác man rợ của Pol Pot khá thuyết phục bằng những cảnh quay có giá trị hiện thực và sinh động. Bộ phim cũng là món quà quý giá mà Angelina Jolie dành cho con trai Maddox gốc người Campuchia của mình.

Tuy nhiên, đối với người từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế trong giai đoạn cuối những năm 1970, nhiều hình ảnh trong phim không thật thuyết phục.

Trân quý hơn những ngày hòa bình - Ảnh 3.

Angelina Jolie và diễn viên nhí chính

Có lẽ trí nhớ của một cô bé mới ở tuổi thiếu niên không cho tác giả tự truyện một hình ảnh đúng về cuộc sống dưới thời công xã.

Chẳng hạn, giữa cuối tháng 4 trên các cánh đồng Campuchia sẽ không còn lúa chưa gặt. Campuchia là xứ sở chủ yếu làm lúa một vụ, vì vậy đến đầu mùa khô, khi nước rút khỏi đồng, nông dân bắt đầu thu hoạch.

Một điểm nữa, màu trang phục chính của dân Campuchia dưới chế độ Pol Pot là màu đen, đen từ đầu đến chân, tóc đen, áo quần đen, chân đen, chỉ có đôi mắt là trắng dã, thất thần.

Nhưng trong phim, trong những người được bộ đội Việt Nam giải thoát có cả những người dân mặc áo màu bạc và màu sáng. Ngoài ra, chuyện bộ đội Việt Nam bị Pol Pot tấn công vào trại tạm cư cho thấy một cái nhìn thiếu thiện ý về người lính Việt.

Xem phim, lại nhớ ngày chúng tôi thăm công viên tượng đài Thắng - Thắng tại tỉnh Kandal đang xây dựng vào đầu tháng 4-2019.

Nhìn hình ảnh tượng đài vút cao giữa trời xanh như lời minh chứng về một chủ trương hòa hợp dân tộc, không còn phe phái thù địch, lòng bỗng trào dâng những cảm xúc khó tả.

Trong những chuyến đi trở lại chiến trường xưa, nhìn thấy sự đổi thay và phát triển từng ngày của đất nước chùa tháp sau gần 30 năm hòa hợp, nhớ lại những ngày đầu năm 1979 trên xứ sở tràn màu vàng của lúa, màu đen của người và ruồi, tràn bụi và tràn nắng, tôi càng thấy quý hơn những ngày hòa bình thực sự đã trở về trên đất nước Campuchia tươi đẹp.

Bước vào vận hội mới, càng không thể quên những ngày đau thương đã qua. Đau thương đâu chỉ của người già. Thế hệ trẻ cũng phải nhận biết quá khứ đau thương ấy để có thêm sức mạnh tiến tới một tương lai bền vững hơn.

Campuchia triển lãm tưởng niệm nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot Campuchia triển lãm tưởng niệm nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot

TTO - Campuchia vừa mở một triển lãm để tưởng niệm các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol pot đã chết trong nhà tù S-21 (Toul Sleng).

PHẠM SỸ SÁU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp