15/08/2017 09:34 GMT+7

Trạm thu phí Cai Lậy đổi vị trí để thu cả hai đường

NHÓM PV
NHÓM PV

TTO - Trạm được đặt trên quốc lộ 1 là để thu phí hoàn vốn cho 2 hạng mục dự án tuyến tránh và nâng cấp, tăng cường mặt đường quốc lộ 1, trong đó việc "tăng cường mặt đường" không hề có từ đầu.

Trạm thu phí Cai Lậy được đặt trên quốc lộ 1 là để thu phí hoàn vốn cho 2 hạng mục - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Trạm thu phí Cai Lậy - nơi vừa xảy ra tình trạng hơn một ngày do tài xế dùng tiền lẻ để trả phí nhằm biểu thị sự phản đối mức phí quá cao - nằm trên quốc lộ 1 tại km1999+300 (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Mức phí ở đây là 35.000 - 180.000 đồng/lượt tùy từng loại xe, để thu hồi vốn cho dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường quốc lộ 1.

Giới tài xế, doanh nghiệp cho rằng .

Phản ứng của tài xế và doanh nghiệp như vậy không phải không có cơ sở.

Theo tài liệu Tuổi Trẻ có được, dự án tuyến tránh thị trấn (nay là thị xã) Cai Lậy được Bộ Giao thông vận tải cho phép lập dự án đầu tư vào ngày 28-7-2009 tại quyết định số 2174.

Ngày 20-10-2009, bộ có quyết định số 3054 phê duyệt đề cương, dự toán công tác khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh.

Như vậy, cho tới thời điểm đó vẫn chưa có hạng mục “Tăng cường mặt đường quốc lộ 1 km1987+560 đến km2014+000”.

Sau đó, Tổng cục Đường bộ có tờ trình số 95 ngày 4-12-2013 về việc trình duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh quốc lộ 1 và tăng cường mặt đường trên quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức hợp đồng BOT.

Nửa tháng sau, bộ có quyết định số 4173 về việc phê duyệt dự án tuyến tránh và "tăng cường mặt đường". Như vậy, với quyết định này, dự án đã có thêm hợp phần “tăng cường mặt đường".

Cũng trong quyết định trên nêu, vị trí đặt trạm ban đầu được xác định sẽ đặt trên quốc lộ 1 tại vị trí km1999+900.

Nhân viên thu phí vẫn phải giữ thái độ hòa nhã mặc dù tài xế đưa những cọc tiền lẻ khi đến trạm Cai Lậy - Ảnh: THANH TÚ

Tuy nhiên, khi dự án sắp hoàn thành, ngày 26-8-2015 Sở Giao thông vận tải Tiền Giang, UBND huyện Cai Lậy và Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (liên danh đầu tư, quản lý và khai thác dự án) họp và đề nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh vị trí đặt trạm thu phí vì cho rằng khu vực dự kiến xây dựng trạm thu phí gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng.

Thay vì đặt tại km1999+900 thì dời về phía TP.HCM 600m (km1999+300). Vị trí mới này đã được chính quyền địa phương, UBND tỉnh Tiền Giang và Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.

Ông Nguyễn Phú Hiệp - giám đốc Công ty TNHH BOT Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, chủ đầu tư dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường quốc lộ 1 - cũng giải thích: Dự án này có 2 thành phần gồm phần tuyến tránh và phần bảo trì, tăng cường quốc lộ 1.

Phần tuyến tránh được đầu tư mới có chiều dài 12km, xây dựng mới 7 cây cầu với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.

Còn phần bảo trì, tăng cường quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy có chiều dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng, ngoài ra còn nâng cấp 14 cây cầu trên đoạn đường này.

“Do đó, việc đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1 để thu phí cả xe đi trên quốc lộ 1 và xe đi trên tuyến đường tránh là hoàn toàn hợp lý. Việc đặt trạm đã được Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận” - ông Hiệp nói.

Sẽ giải quyết các bức xúc

Ngày 14-8, ông Nguyễn Mạnh Thắng - phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông vận tải) - có buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải Tiền Giang, cho biết sẽ xem xét lại toàn bộ những vấn đề mà dư luận đặt ra. 

“Chúng tôi tin rằng những bức xúc sẽ không còn nữa. Chúng tôi đang chờ kiến nghị của tỉnh để , có thể là trong tháng 9” - ông Thắng cho hay.

Trong khi đó, ông Trần Văn Bon - giám đốc Sở Giao thông vận tải Tiền Giang - đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét tại trạm thu phí Cai Lậy. 

Khẳng định với Tuổi Trẻ chiều 14-8, thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cũng nói “nếu xác minh đúng có việc thu phí cao thì sẽ giảm xuống”.

Một phương án khác là miễn giảm phi cho người dân sống gần trạm thu phí nhưng không sử dụng các tuyến đường BOT, như vừa áp dụng tại trạm thu phí Bến Thủy (18.000 chủ ôtô 4 địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh được miễn 100% vé qua trạm), được sự đồng tình của người dân và chính quyền địa phương.

Dù trong Luật đầu tư có qui định tổ chức đấu thấu cho dự án BOT nhưng  hầu hết dự án BOT hiện nay là chỉ định thầu nên thực chất có thể xem BOT là một hình thức khác của độc quyền, đẩy bức xúc về người dân. Trong điều khoản hợp đồng nên tăng nặng mức chế tài nếu nhà đầu tư làm trễ tiến độ dự án. Đội giá lên cao thì rút giấy phép và kiếm nhà đầu tư khác"

KTS Ngô Viết Nam Sơn
NHÓM PV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp