Suýt mất mạng vì uống thuốc - ăn bưởi
Ông N.V.H. (Hà Nội) từng phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn thốc tháo, tim đập nhanh và huyết áp tụt thấp. Nguyên nhân là do sau khi uống thuốc huyết áp, mỡ máu, ông liền ăn mấy múi bưởi. Kết quả là chỉ trong vòng 30 phút sau ông đã phải nhập viện cấp cứu.
Mặc dù ông được cứu sống, nhưng các cơ bắp đã bị teo lại. Các bác sĩ cho biết nguyên nhân cụ ông trên bị teo cơ là do trong bưởi có những loại chất có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc nếu chúng được tiêu thụ gần nhau.
Nếu lấy nước ép bưởi và thuốc hạ cholesterol cùng uống một lúc, sẽ khiến tăng cường tác dụng làm hạ cholesterol, lại khiến cho cơ bắp bị teo tóp. Còn nếu như uống cùng với thuốc hạ huyết áp, thì sẽ dẫn đến huyết áp thấp và teo cơ.
Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103, cảnh báo bưởi vẫn được ca tụng là tuyệt vời trong lĩnh vực chống oxy hóa, bảo vệ sắc đẹp của làn da. Bưởi cung cấp chất bổ dưỡng, giúp cho người mới ốm dậy mau hồi phục.
Người đang dùng thuốc có chứa các loại sinh tố (A, B, C, D, E, PP), các chất khoáng (sắt, kẽm, đồng, canxi, photpho, selenium...), dịch quả bưởi sẽ giúp các chất này hấp thu vào máu mà không bị men CYP3A14 ở ruột phá hủy.
Người bị mỡ máu cao ăn bưởi có tác dụng giảm mỡ máu, nhưng nếu dùng nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Đặc biệt với bệnh nhân suy tim thì không nên ăn bưởi. Lý do đơn giản là vì bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc quá cao trong máu. Điều này rất nguy hiểm cho người dùng vì chúng tạo ra hiệu ứng gần như nhiễm độc thuốc vậy.
Protein này có vai trò kiểm soát các chất được hấp thu qua màng ruột. Ức chế protein này thì các chất được hấp thu tăng cường, trong đó có thuốc chống suy tim.
Điều đáng nói là nếu như với các thuốc khác sự tăng hấp thu là rất tốt thì thuốc chống suy tim lại không tốt chút nào. Bởi chúng là thuốc có biên độ điều trị hẹp. Tức là liều tác dụng và gây độc không cách xa nhau.
Nếu nồng độ thuốc tăng lên ngoại ý thì có thể gây ra sự quá liều và nguy hại cho người bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không ăn bưởi khi uống thuốc chống suy tim. Nếu lỡ là tín đồ thì chỉ dùng bưởi cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 8-10 giờ.
Biết cách dùng để tránh hại sức khỏe
Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, cho biết trong đông y, bưởi có công hiệu lợi cho dạ dày, là thực phẩm tiêu hóa, trị hen suyễn, giải rượu. Theo nghiên cứu hiện đại, bưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên ăn bưởi có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, có công dụng giúp giảm béo....
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có một số lưu ý mà ai cũng phải biết khi ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Không ăn bưởi khi dùng một số loại thuốc: Bệnh nhân có lượng mỡ trong máu cao nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Ngoài ra còn một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch Cyclosporine, chất caffeine, canxi đối kháng, Cisapride... Uống một cốc nước ép bưởi, cùng với các thành phần có chứa trong thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng nhau trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Do vậy các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là người lớn tuổi, tốt nhất là không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi.
Bên cạnh đó phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng tuyệt đối không nên ăn bưởi. Bởi lẽ thuốc tránh thai rất kỵ với bưởi. Theo một nghiên cứu của Mỹ, bưởi trực tiếp ảnh hưởng đến thuốc tránh thai rõ rệt, nó sẽ làm cản trở sự hấp thụ thuốc tránh thai vào trong cơ thể.
- Không ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc lá: Theo các chuyên gia thì việc uống rượu, hút thuốc lá cần có khoảng thời gian là 48 tiếng đồng hồ mới nên ăn bưởi hay uống nước bưởi.
Lý do là hàm lượng chất Pyranocoumarin trong bưởi sẽ tăng cường sự chuyển hóa của men ruột (cytochromes P450). Điều này sẽ làm tăng những độc tính của thuốc lá và rượu, các chất độc được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn bình thường, đặc biệt là chất nicotin và ethanol.
- Không ăn khi bị tiêu chảy: Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Do vậy, nếu trong người yếu thì không nên ăn nhiều bưởi. Thông thường người ta chỉ dùng bưởi để hạ nhiệt, hạ quá mức cũng sẽ gây ra triệu chứng đau bụng... Người bị tiêu chảy càng không nên ăn nhiều bưởi vì ăn vào bệnh sẽ càng nghiêm trọng.
- Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột: Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
- Không ăn bưởi cùng với cua: Bưởi và cua nếu như ăn cùng nhau thì dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa…
- Không ăn bưởi cùng gan heo: Trong gan heo có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ oxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
- Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng: Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận