Đồng thời gan cũng thanh lọc những chất cặn bã do chuyển hoá trong cơ thể tạo ra.
Nếu cơ thể thường xuyên bị nhiễm các chất độc hại này lâu ngày thì tế bào gan sẽ bị suy yếu, gây ra bệnh viêm gan mạn, xơ gan. Trong Đông y có nhiều thảo dược có tác dụng làm mát cơ thể và giải độc, cải thiện chức năng gan rất tốt.
Trước hết để việc giải độc có hiệu quả, bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày khoảng từ 1,5 - 2 lít nước để giúp gan thận dễ dàng bài thải chất độc ra ngoài. Sau đó có sử dụng một số thảo dược sau đây để giúp dưỡng gan, giải độc.
- Atisô
Là thảo dược có tác dụng kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Atisô thường được chọn làm trà giải khát hàng ngày, giúp gan thận giải độc và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.
- Cây Diệp hạ châu
Mỗi ngày sắc uống khoảng 10 – 16g cây khô, hoặc đem ngâm vào trong nước sạch một đêm, sau đó lọc bỏ bã lấy nước uống hàng ngày. Cây thuốc này có tác dụng làm hạn chế sự phát triển của virus viêm gan và giúp hỗ trợ giải độc gan rất tốt. Nhược điểm của cây thuốc này là khó uống, nhất là đối với trẻ em.
- Nhân trần nam
Còn gọi là Bồ bồ, là cây thuốc dễ tìm thấy quanh vườn. Bồ bồ có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, có vị hơi đắng, khi pha nước uống thì có mùi thơm dễ chịu. Nhân trần có tác dụng thải độc, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, chống viêm. Trà nhân trần là một thức uống phổ biến vào mùa hè. Trà rất thích hợp cho người bệnh về gan mật, kèm theo da vàng, tiểu ít, và tiêu hóa kém. Ngày dùng từ 10-20g, có thể kết hợp với một số vị thuốc khác sắc hoặc hãm uống mỗi ngày.
- Cây Kim tiền thảo
Hiện nay cây đang được nghiên cứu trồng ở một số nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng là phần trên mặt đất thu hái vào mùa hạ, sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô. Kim tiền thảo được dùng chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng. Liều dùng hàng ngày trung bình từ 15 – 30g, sắc hoặc hãm nước uống mỗi ngày.
- Cây Kim ngân
Đây là cây thường mọc ở xứ hàn đới, thân dây leo, mùa đông lạnh dưới 0 độ vẫn tươi tốt. Đây là đặc điểm của cây so với nhiều loại cây cối khác thường rụng lá và tàn lụi vào mùa đông. Bộ phận dùng làm thuốc chính là hoa, kim ngân hoa có tác dụng chữa các chứng viêm nhiễm và giải độc thức ăn rất hiệu quả. Hoa kim ngân thường được chọn để chế biến các loại trà giải độc.
- Cỏ ngọt
Là một loại cây thân thảo, còn được gọi với một số tên khác như: cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, là một loại cây được trồng để làm thuốc. Thành phần hóa học chính trong cây là một chất đường năng lượng thấp, có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế cho đường mía, rất thích hợp cho những người phải kiêng chất đường.
Cỏ ngọt thường được dùng phối hợp để bào chế các loại trà để tạo vị ngọt dễ uống. Thích hợp cho những người bị bệnh hoặc cao huyết áp kèm theo tiểu đường hoặc béo phì. Cỏ ngọt có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn chất ngọt, lợi tiểu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, ít đau đầu và huyết áp luôn được ổn định.
Các dược liệu nêu trên đều có công dụng mát gan, giải độc. Trà thuốc có thể dùng riêng lẻ từng vị hãm nước uống hoặc phối hợp nhiều vị thuốc để làm tăng công dụng và thuận tiện cho người bệnh dễ sử dụng.
Trà mát gan, giải độc tiện lợi dễ dùng. Tuy nhiên không phải người nào cũng đều dùng được. Đặc biệt đối với người bệnh gan thận nặng, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi điều trị. Trà mát gan, giải độc hỗ trợ tốt trong các trường hợp như sau:
- Bảo vệ gan chống độc;
- Kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt;
- Làm giảm mức cholesterol xấu, ngăn ngừa đươc bệnh xơ cứng động mạch;
- Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn có lợi sống trong ruột;
- Giúp giải độc, hỗ trợ chức năng gan: sử dụng tốt cho những người uống nhiều rượu bia, bị nhiễm độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc và hóa chất kéo dài.
Nếu không có điều kiện để bào chế trà mát gan, giải độc, người bệnh cũng có thể tự chế biến và sử dụng các món ăn, bài thuốc dưới đây giúp cải thiện chức năng gan thận cũng khá hiệu quả.
Trà giải độc gan: nguyên liệu gồm có nấm linh chi 250g; cam thảo bắc 200g. Hai vị thuốc tán bột, trộn đều. Mỗi ngày lấy 20-30g. Hãm uống thường xuyên hàng ngày.
Người nóng gan do lạm dụng rượu bia: có thể dùng cây Dong thường dùng lá để gói bánh chưng, lấy khoảng một nắm lá non, rửa sạch, giã nát, cho thêm 1-2 chén nước, lọc bỏ bã lấy nước cốt, uống liên tục nhiều lần trong ngày. Hoặc có thể lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã lấy nước cốt uống hàng ngày, nếu không có củ tươi thì dùng bột sắn dây khô khuấy với nước sôi pha thêm chút đường cho dễ uống, dùng liên tục nhiều ngày. Cả hai cây thuốc này đều có tác dụng mát gan giải nhiệt và giúp cho gan giải độc rượu rất nhanh chóng.
- Lương phấn thảo (còn gọi sương sáo): dân gian hay vò lá, làm thạch đen uống giải khát mỗi ngày, rất tốt cho những người viêm gan mạn, nóng nhiệt, táo bón và khát nước.
- Chữa suy gan, viêm gan mạn: diệp hạ châu khô 20g, 20g cam thảo đất, sắc uống thay nước hàng ngày.
- Cỏ mần trầu: chữa chứng nóng nhiệt trong người hoặc viêm gan thận lâu ngày, nên dùng cây tươi rửa sạch giã vắt nước uống liên tục mỗi ngày.
- Cây mã đề khô là cây thuốc nam chữa bệnh nóng gan. Sắc nước uống từ cây mã đề hàng ngày để giải độc tố trong gan và chữa bệnh viêm gan vàng da. Cây mã đề còn có tác dụng trong điều trị mụn nhọt và bỏng vì mã đề có tính mát. Bột làm từ lá mã đề đắp lên chỗ mụn mủ và viêm tấy, mỡ và cao từ cây mã đề dùng để bôi lên vết bỏng.
- Chữa viêm gan B: hàng ngày sắc nước uống gồm các thảo dược bao gồm: 30g cây diệp hạ châu khô, 12g sài hồ, 12g hạ khô thảo, 12g nhân trần, 8g chi từ.
- Trà rong biển và thảo quyết minh: rong biển 20g, thảo quyết minh 15g, sắc lấy nước uống. Tác dụng làm mát cơ thể và giải độc và làm giảm mỡ trong máu.
- Trà hạ khô thảo: hạ khô thảo 25g cho vào nồi thêm 350ml nước, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, khi còn 200ml nước thuốc, chắt lấy nước, bỏ bã. Chia 4 lần uống trong ngày, cần uống liền 10 ngày, giúp duy trì và ổn định huyết áp. Hoặc có thể dùng hạ khô thảo 20g nấu với 50g thịt heo nạc, đun nhỏ lửa, làm món canh ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào bữa cơm.
- Viêm gan mạn, suy dinh dưỡng: hoa bí đỏ 30g, gan heo 50g; gừng 5g, hành 5g và dầu thực vật 20g. Gan rửa sạch cắt thành miếng, hoa bí thái chỉ, hành cắt đoạn, dùng dầu thực vật phi thơm, cho thêm 300ml nước đun sôi, cho gan heo và hoa bí vào, thêm gừng và gia vị vừa đủ. Món này thích hợp cho những người viêm gan mạn, suy dinh dưỡng. Mỗi tuần ăn một lần và nên chế biến đủ ăn trong một ngày.
- Nếu bị ngộ độc từ các thực phẩm, các độc tố đọng lại trong hệ tiêu hóa lâu ngày thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nên dùng mộc nhĩ, rong biển chế biến thành các món canh, món cháo ăn hàng ngày có thể giúp giải độc cho hệ thống tiêu hóa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận