Đây được coi là cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử xây dựng và bảo tồn , di sản được xây từ năm 1805 và đến gần 30 năm sau mới hoàn thành. 

Phần lớn các hộ dân này đều là người nghèo, sống bằng nghề lao động phổ thông. Phận đời nghèo khó buộc họ phải "sống chung" với… di sản thế giới, trong tình trạng kham khổ và thấp thỏm chuyện di dời.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 1.

Nhà của bà Lê Thị Cúc (70 tuổi, tổ 14, phường Thuận Lộc, TP Huế) nằm tít sâu trong con hẻm nhỏ ngoằn ngèo dẫn lên Thượng Thành - khu vực trên mặt của bức tường thành bao quanh tạo nên Kinh thành Huế.

Nhà, thực chất là căn chòi tạm bợ với mái tôn cũ kỹ, tựa vào bờ thành rêu mốc. Nhà vệ sinh đặt khá lộ thiên ngay tại vị trí lắp súng thần công phòng thủ trên bờ thành.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 2.

Toilet của gia đình bà Lê Thị Cúc (70 tuổi, phường Thuận Lộc, TP Huế) được đặt ngay tại nhãn pháo – vị trí đặt súng thần công phòng thủ trên Thượng Thành xưa.

Bà Cúc cho biết cả mấy trăm hộ dân sống trên khu vực Thượng Thành này đều đi vệ sinh như vậy vì tình cảnh "đất chật người đông".

Bà Cúc chỉ là một trong số hàng ngàn hộ dân đang sinh sống ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu và những vùng đất thuộc khu vực I di tích Kinh Thành Huế.

Đa phần họ là những lao động nghèo, chủ yếu sinh sống bằng nghề lao động tay chân như đạp xích lô, bán vé số, hàng rong... Vì nhiều lý do, chủ yếu là do cái nghèo nên họ đành chấp nhận định cư trong cảnh tạm bợ ở khu vực di tích này từ 50-70 năm nay.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 3.

Tường thành cũng là tường nhà của một hộ dân sống ở khu vực Thượng Thành. Do bờ thành này đã cũ nên mỗi lần trời mưa, nước lại thấm vào bờ thành rồi chảy vào nhà dân. - Ảnh: NHẬT LINH

Vì là khu di tích nên có tiền cũng không được phép tu sửa hay xây nhà.

"Nghe tin nhà nước sắp di dời cả ngàn hộ dân như nhà tui đi đến nơi ở mới, tui mừng lắm. Mong chính quyền làm sớm cho dân tui đỡ cực. Đó là mong ước từ nhiều đời nay của các hộ dân đang sống "tạm" như tui đây" – ông Tố, một người dân ở khu vực này, nói.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 4.

Đa phần các hộ dân ở khu Eo Bầu cảm thấy lo âu vì họ đều không có sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản trên đất. Cái nghèo khiến họ chỉ lo quần quật làm ăn chứ không mấy khi màng đến chuyện làm giấy tờ, chứng nhận đất ở. Nay giải tỏa, họ lo chính sách đền bù không thỏa đáng. Đấy là chưa nói đến sinh kế của nơi ở mới khi về khu tái định cư ở ngoại ô, phường Hương Sơ - Tp Huế).

"Tui ủng hộ việc di dời nhưng nhà nước phải có cách chi đó giúp người dân tui có việc làm khi về nơi ở mới. Chưa kể việc học hành của con cái tụi tui cũng rất khó khăn" – anh Nguyễn Văn Hồng, người dân sống ở Eo Bầu, phường Thuận Lộc, nói.

Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa cho rằng để người dân sống chung với di tích như ở Huế hiện nay đã trở thành một gánh nặng, một bài học đắt giá cho những người làm quản lý, bảo vệ di sản không chỉ ở Huế, mà trên cả nước.

Theo ông Hoa, ngoại trừ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, chiến tranh, nguyên nhân chủ yếu vẫn do công tác quản lý văn hóa thiếu sự dứt khoát và thiếu tầm nhìn.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 6.

Ông Phan Thanh Hải - giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - đơn vị chủ trì đề án, cho biết đây là một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử xây dựng và bảo tồn Kinh thành Huế.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 7.

Thừa Thiên – Huế đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử: 4200 hộ dân sống ở khu vực I di tích Kinh Thành Huế sẽ được di dời. Trong ảnh: Một khu vực Eo Bầu với những tòa nhà ken đặc nhau ở Huế. - Ảnh: ĐÌNH HUY

Ông Hải nói nếu toàn bộ 4.200 hộ dân chuyển đi, với gần 15.000 người, thì khu di tích kinh thành Huế thật sự được trả lại tính nguyên vẹn, không chỉ làm khang trang bộ mặt đô thị mà còn giải phóng một nguồn tài sản văn hóa cực lớn, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, vì thế mục tiêu của đề án là trả lại không gian cho kinh thành Huế.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 8.

Khu vực Eo Bầu với nhà cửa san sát nhau nhìn từ trên cao. - Ảnh: ĐÌNH HUY

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trực tiếp làm tổ trưởng công tác giải phóng mặt bằng, phần được cho là gian nan nhất.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Huế, đơn vị trực tiếp thực hiện điều tra hiện trạng và xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ di dời và tái định cư, cho biết có rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong hơn 4.200 hộ dân này, nhưng thành phố sẽ giải quyết theo hướng có lợi nhất cho người dân.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 9.

Luống rau xanh được bà Trần Thị Gái (phường Tây Lộc, TP Huế) trồng ngay trên Thượng Thành. - Ảnh: NHẬT LINH

Thủ tướng đã đồng ý cần có cơ chế đặc thù để di dời dân khỏi khu vực 1 di tích, trong đó ngân sách trung ương sẽ rót khoảng 2.800 tỉ đồng cho kinh phí bồi thường, hỗ trợ di dời và giải phóng mặt bằng.

Phía Thừa Thiên - Huế sẽ lo đầu tư xây dựng khu tái định cư, với kinh phí khoảng 1.360 tỉ từ ngân sách địa phương. Ông Phan Thanh Hải cho biết tỉnh sẽ trích trích 1/3 số tiền thu từ bán vé tham quan di tích Huế (khoảng hơn 300 tỉ/năm) cho việc di dân, tương đương 600-700 tỉ trong 5 năm tới.

Trung tâm phát triển quỹ đất TP Huế cho biết khu tái định cư có diện tích 73ha tại phường Hương Sơ, gồm có nhà chung cư và đất nền, bắt đầu xây vào đầu 2019, xây xong sẽ di dời dân.

"Để tránh lặp lại bài học đó, tôi nghĩ ngay bây giờ cần phải có quy hoạch, đề án cụ thể không chỉ trong vùng lõi mà cả vùng đệm ở mỗi di tích. Đâu là nơi cần khoanh vùng bảo vệ, hạn chế tiếp cận khu vực di tích? Đâu là nơi có thể để người dân đến sinh sống, hoạt động văn hóa bổ trợ cho việc phát huy giá trị di tích?... Có như vậy chúng ta mới có thể tránh lặp lại câu chuyện di dân để bảo vệ di sản như ở Huế", nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói.

Trả lại sự nghiêm trang cho kinh thành Huế - Ảnh 10.



MINH TỰ - NHẬT LINH
KIỀU NHI
BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp