10/01/2017 21:12 GMT+7

Trả hồ sơ vụ “trồng rừng theo dự án bị truy tố tội phá rừng”

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Ngày 10-1, TAND huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “hủy hoại rừng” đối với 13 bị cáo.

Các bị cáo bị truy tố tại phiên toà sáng 10-1 - Ảnh: B.D
Các bị cáo bị truy tố tại phiên tòa sáng 10-1 - Ảnh: B.D.

Theo cáo trạng của Viện KSND huyện M'Đrắk, từ đầu năm 2013, Trần Văn Huy (đang giữ chức phó bí thư Đảng ủy xã Cư San, huyện M'Đrắk) đã thuê Hứa Văn Giáp và nhờ Lê Quý Sỹ (đang là hiệu trưởng Trường tiểu học La Văn Cầu, xã Cư San) thuê Nguyễn Văn Đẳng và Võ Ngọc Tánh Huy phát rừng tự nhiên. Sau đó, Đẳng thuê thêm 11 người khác phát rừng.

Sau khi được thuê, những người này đã phát dọn, cắt rừng gây thiệt hại 18,09 ha rừng nghèo, được quy hoạch là rừng sản xuất tại thôn Sông Chò, xã Cư San, huyện M'Đrắk.

Tại phiên tòa ngày 10-1, tất cả bốn luật sư bào chữa cho các bị cáo và hội đồng trợ giúp pháp lý đều cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo đều có nguyên do từ việc tham gia thực hiện dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (gọi tắt là Flitch) tại địa bàn xã Cư San.

Dự án này do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND huyện M'Đrắk triển khai trên diện tích đất ở xã Cư San - nên hội đồng xét xử cần phải triệu tập đại diện ban quản lý dự án Flitch để đảm bảo sự việc được truy tố đúng bản chất. Tuy nhiên các yêu cầu này của các luật sư bào chữa đã không được HĐXX chấp thuận.

Qua một ngày tập trung thẩm vấn, HĐXX đã tuyên bố hủy phiên xét xử, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vì xuất hiện thông tin mới từ các lời khai của bị cáo.

Trả lời PV Tuổi Trẻ về các tình tiết vụ án này, luật sư Đàm Quốc Chính (Đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo) cho biết có khá nhiều dấu hiệu trong hồ sơ vụ án đã không tuân thủ các quy định của pháp luật, việc truy tố các bị cáo về hành vi hủy hoại rừng là có dấu hiệu oan sai.

“Các bị cáo dọn phát rừng là thực hiện theo dự án trồng rừng của Flitch. Quá trình tiến hành dự án này các đơn vị, các cơ quan nhà nước đã thẩm định, kiểm tra, cho phép người dân phát dọn để làm rừng. Như vậy tại sao người dân lại chịu truy tố về tội hủy hoại rừng? Khi đo đạc hiện trường để củng cố hồ sơ khởi tố vụ án, các hồ sơ thủ tục cũng không được thực hiện đúng”.

Cùng quan điểm này, luật sư Tạ Quang Tòng (Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo) cho rằng diện tích mà 13 bị cáo phát dọn nằm trong nhóm rừng được xác định là rừng không có gỗ, thuộc nhóm trảng cỏ trống, không có rừng theo quyết định 1030 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tại tỉnh Đắk Lắk. Như vậy, việc cơ quan điều tra kiểm đếm và đưa vào hồ sơ việc các bị cáo phá rừng là chưa đủ cơ sở.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp