22/09/2016 08:59 GMT+7

TP.HCM trình phương án thi  THPT quốc gia riêng

QUỐC THANH - HOÀNG HƯƠNG  (hoanghuong@tuoitre.com.vn)
QUỐC THANH - HOÀNG HƯƠNG ([email protected])

TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT xin thẩm định “Đề án thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP từ năm 2017”.

Thí sinh ra về sau khi thi xong môn toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
- Ảnh: HƯ HÙNG
Thí sinh ra về sau khi thi xong môn toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: HƯ HÙNG

Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia tại TP.HCM từ năm 2017 được thực hiện gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: năm 2017 công tác thi và xét tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức vào ngày 2 và 3-6-2017. Thí sinh dự thi 3 môn: ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút), toán: 120 phút, ngoại ngữ: 90 phút (đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi môn thay thế). Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm tổ chức ra đề thi; nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu ở lớp 12 nhằm kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực tiễn của học sinh. Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm; đánh giá được trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi. Điểm mỗi bài thi được quy về thang điểm 10.

Mở rộng đối tượng được miễn thi

Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ công nhận tốt nghiệp THPT đối với các trường hợp được miễn thi và những thí sinh đủ điều kiện dự thi theo quy chế thi hiện hành của Bộ GD-ĐT, thi đủ các bài, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, các bài thi đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên. Ngoài các trường hợp được miễn thi theo quy định của Bộ GD-ĐT, TP đề nghị mở rộng các trường hợp miễn thi THPT quốc gia như sau:

Học sinh khuyết tật; học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đoạt giải nhất, nhì, ba (giải thưởng, huy chương) ở các môn của kỳ thi học sinh giỏi cấp TP, cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt từ khá trở lên ở năm học lớp 12.

Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên dự các cuộc thi về văn nghệ, thể dục, thể thao đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân ở các giải cấp TP hoặc đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân, đồng đội ở các giải cấp quốc gia, quốc tế do ngành GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp tổ chức; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm lớp 12.

Học sinh, học viên dự cuộc thi về khoa học kỹ thuật đoạt giải nhất, nhì, ba cấp TP cho đề tài cá nhân, hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia cho đề tài cá nhân hoặc nhóm học sinh; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm học lớp 12. Học sinh, học viên đoạt giải nhất, nhì, ba và được công nhận học sinh giỏi qua các cuộc thi, hội thi chuyên môn cấp TP do Sở GD-ĐT tổ chức (hoặc phối hợp tổ chức), có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm học lớp 12.

Từ năm 2018: có môn thi tích hợp

Giai đoạn 2 của kỳ thi THPT quốc gia tại TP.HCM: từ năm 2018 trở về sau: thời gian thi, nội dung ra đề thi, đối tượng được miễn thi giống như giai đoạn 1. Ngoài 3 môn như giai đoạn 1, giai đoạn này thí sinh sẽ thi thêm môn tích hợp: thời gian làm bài 120 phút.

Theo một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, môn thi tích hợp sẽ bao gồm các môn: lý, hóa, sinh, sử, địa, giáo dục công dân. Hướng ra đề thi môn tích hợp sẽ nhằm kiểm tra năng lực của thí sinh hơn là kiểm tra kiến thức. Cũng theo đề án trên, kết quả học tập của người học, kết quả thi và kết quả xét tốt nghiệp là cơ sở để các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có quy định tuyển sinh bằng phương pháp xét tuyển sử dụng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP cho biết TP trình đề án trên là làm theo thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, tại buổi làm việc về phát triển GD-ĐT TP.HCM.

Trong đó, có nội dung: “Tăng cường phân cấp cho thành phố thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT, dưới sự giám sát, hỗ trợ của bộ, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh. Sở GD-ĐT thực hiện đánh giá chung định kỳ trên diện rộng, theo quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông; giao quyền chủ động cho các trường trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh”.

Được biết, mục tiêu tổng quát của đề án nói trên là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục học sinh phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng học tập...

Giai đoạn 1: Điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm 3 bài thi, điểm ưu tiên, khuyến khích và điểm trung bình cả năm lớp 12, được tính theo công thức sau:

Giai đoạn 2: Điểm xét tốt nghiệp không lấy điểm học bạ lớp 12 nữa, cụ thể:

QUỐC THANH - HOÀNG HƯƠNG ([email protected])
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp