Bạn trẻ đi học thêm ngoại ngữ để tăng cơ hội việc làm - Ảnh: H.B. |
Đặc biệt, lao động 4 nhóm ngành trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ của thành phố được đào tạo chưa nhiều, chưa đủ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố. Lao động qua đào tạo hiện vẫn còn hạn chế về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm.
Tại Hội nghị Sơ kết công tác giáo dục nghề nghiệp sáu tháng đầu năm 2017 trên địa bàn thành phố ngày 3-8, bà Phạm Quang Trang Thủy - hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, kiến nghị thí điểm đào tạo một số nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế; tuyển sinh dạy nghề trình độ sơ cấp.
“Để gia tăng số lượng đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS nhằm tránh lãng phí nguồn lao động cung cấp cho xã hội, Sở GD-ĐT và Sở LĐ-TB&XH phải cùng phối hợp với các trường để thực hiện công tác phân luồng hay hướng nghiệp. Hoạt động này cần phải được thực hiện hằng năm và tất cả các trường trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải tham dự”, bà Thủy nói.
Bà Thủy cũng đề nghị cần có những quy định cụ thể giữa hai Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB&XH về công tác đào tạo liên thông từ trung cấp lên CĐ, ĐH để người học lựa chọn định hướng nghề nghiệp theo điều kiện kinh tế của mình, từ đó hướng tới tạo điều kiện cho người học học tập suốt đời.
Hiện nay, 4 nhóm ngành trọng yếu ở TP.HCM gồm cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa chất - cao su và chế biến tinh lương thực, thực phẩm; 9 nhóm ngành dịch vụ gồm: tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; thông tin, tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận