Trung bình trong 1 tháng gần đây, mỗi tuần có khoảng từ 160 - 190 trường hợp nhập viện, tăng hơn số ca nhập viện/tuần trong tháng trước khoảng 20%. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi ngày có hơn 2.000 trường hợp trẻ em bị mắc các bệnh hô hấp tới khám, trong đó sốt xuất huyến chiếm gần 30%. Tương tự tại Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM, từ đầu tháng 9 đến nay đã có 243 ca điều trị sốt xuất huyết, tăng 38 ca so với cùng kỳ tháng 8/2014.
Đầu tháng 9 với những cơn mưa lớn liên tiếp nhiều ngày là nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người này sang người khác qua trung gian muỗi vằn Aedes aegypti mà hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh. Vì vậy, để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, biện pháp hiệu quả nhất là diệt muỗi và diệt lăng quăng.
Do vậy, cộng đồng cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ngay tại nhà. Các biện pháp diệt muỗi, xua muỗi, ngăn ngừa muỗi đốt phù hợp trong hộ gia đình đều được khuyến khích sử dụng.
Bên cạnh những biện pháp hạn chế muỗi đốt, biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của muỗi cũng rất cần thiết. Một trong những đặc điểm nổi bật của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết là đẻ trứng ở nơi đọng nước sạch. Tất cả những vị trí có khả năng đọng nước sạch đều có thể là ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh.
Như vậy, để phòng bệnh sốt xuất huyết, mỗi gia đình cần chú ý hàng tuần thay nước bình hoa, chén nước cúng tại bàn thờ, thu gom tất cả các vật dụng phế thải có khả năng đọng nước; lưu ý không để đọng nước ở các hốc tự nhiên như hốc tre, bẹ lá…
Ở những vùng còn chứa nước sinh hoạt, cần nhớ đậy kín nắp các vật dụng chứa nước khi không dùng đến, hàng tuần súc rửa vật chứa, thả cá bảy màu ăn lăng quăng… Đây là những biện pháp đơn giản nhưng rất căn cơ và an toàn để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận