Ban chất hành Đảng bộ TP. HCM khóa X nhiệm kỳ 2015-2020 biểu quyết chường trình làm việc kỳ họp thứ 10 sáng 27-6 - Ảnh: Tự Trung |
7,75% là mức tăng tổng sản phẩm nội địa của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái. |
Các nhiệm vụ, giải pháp này được Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm nhấn mạnh tại hội nghị của Ban chấp hành Đảng bộ TP khai mạc ngày 27-6.
"Một mặt triển khai các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ công, giáo dục, y tế. Đặc biệt, hạn chế áp dụng hình thức BT trong bối cảnh quỹ đất còn hạn hẹp", ông Liêm nhấn mạnh.
“TP.HCM sẽ đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hướng tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công”.
Phó chủ tịch Lê Thanh Liêm cũng cho biết TP.HCM sẽ tập trung chỉnh trang đô thị dọc hai bờ kênh rạch kết hợp với dự án cải thiện môi trường nước khu vực.
Cùng với đó là cải tạo, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 và chuyển đổi một phần nhà tái định cư không còn nhu cầu sử dụng sang nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở cho một số hộ nghèo thu nhập thấp ổn định cuộc sống.
Ông Liêm nhấn mạnh quan điểm của UBND TP là kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm trái phép, lấn chiếm dòng chảy, cửa thu và thoát nước gây ngập sau mưa.
TP.HCM cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, hoàn chỉnh các dự án, công trình giao thông trọng điểm, khép kín đường vành đai, đường xuyên tâm, hướng tâm, kết nối với các khu vực dân cư, khu đô thị. Một mặt nâng cấp, mở rộng các tuyến cửa ngõ, trục chính ra vào TP.HCM.
Sắp tới TP.HCM cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các bệnh viện chuyên khoa, khu điều trị kỹ thuật cao, các bệnh viện vệ tinh như Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức... theo tiêu chuẩn quốc tế và các dự án mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó là xây dựng Trung tâm cấp cứu 115 trở thành trung tâm điều hành mạng lưới cấp cứu thông minh.
Sau năm 2020, TP.HCM sẽ hết ngập? Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập, năm 2017 tại TP.HCM còn 40 điểm ngập ở khu vực trung tâm và 179 điểm ngập các khu vực ngoại thành (tuyến đường, hẻm do quận huyện quản lý). Theo kế hoạch chống ngập giai đoạn 2016-2020 được UBND TP.HCM phê duyệt, trong năm 2017 sẽ giải quyết 13 điểm ngập. Năm 2018 sẽ thực hiện xóa ngập tại 10 điểm khác, năm 2019 sẽ giải quyết thêm 9 điểm nữa để đến năm 2020 sẽ giải quyết dứt điểm 40 điểm ngập. Riêng đối với “rốn ngập” trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, về lâu dài phải đợi dự án cải tạo mặt đường, hệ thống thoát nước do Khu quản lý giao thông số 1 thực hiện. Trước mắt, Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung đã được cho phép triển khai thí điểm “máy bơm chống ngập” theo hình thức thuê dịch vụ. Hiện các đơn vị đang xây dựng giá dịch vụ cũng như cải tạo sơ bộ tuyến cống trước khi lắp máy bơm. |
* Ông Phạm Phú Quốc (tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM): Cần cơ chế riêng để huy động vốn mới Hiện nay thu hút vốn theo mô hình hợp tác công tư (PPP) của TP.HCM đang diễn ra khá tốt, TP có tổng cộng 23 dự án đầu tư theo hình thức PPP đã ký kết hợp đồng dự án và triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư khoảng 71.172 tỉ đồng. TP còn có 130 dự án khác đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để triển khai theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến 380.947 tỉ đồng. Tuy nhiên, so với nhu cầu thì việc thu hút vốn này còn chưa đáp ứng hết, cảng hàng không của TP đang trong tình trạng quá tải, cần cấp bách mở rộng, nâng cấp, đường sá tắc nghẽn... Để thu hút vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng, quan trọng nhất là thể chế. Dù là TP đi đầu cả nước về số lượng dự án hình thức đầu tư PPP cũng như số vốn, chúng ta vẫn rất cần sự tham gia của tư nhân do ngân sách TP rất eo hẹp. Tuy nhiên muốn có thêm nguồn lực, TP vẫn cần cơ chế tài chính riêng để huy động nguồn vốn mới như cơ chế phụ thu với một số ngành, một số lĩnh vực kinh doanh mà TP.HCM có thể thu được, thu thuế bất động sản từ người có nhiều nhà... * PGS.TS Trần Hoàng Ngân (giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM): Tạo điều kiện để tăng nguồn lực Hiện nay, câu chuyện phát triển của TP.HCM này đang bị “tắc nghẽn” với nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, tôi cũng đã chất vấn bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư về việc nếu giải quyết nguồn vốn cho TP.HCM, nếu các dự án của TP.HCM gặp thuận lợi tiến độ, giải ngân hết số vốn được phân bổ trong năm thì TP.HCM có thể đề nghị Thủ tướng cho ứng trước. Trong bối cảnh nhiều dự án đầu tư công của cả nước không thể giải ngân hết vì chậm tiến độ, việc linh hoạt này hoàn toàn có thể thực hiện được. Thứ hai, đối với đầu tư cơ sở hạ tầng, ngoài dự án metro Bến Thành - Suối Tiên hiện nay, TP.HCM cũng còn rất nhiều dự án hạ tầng khác cần giải quyết như dự án chống ngập, quá tải sân bay, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông... cũng cần một nguồn vốn rất lớn mà khả năng cân đối ngân sách địa phương của TP không đáp ứng được. Chính phủ cần tạo điều kiện, ưu tiên cho TP.HCM tiếp cận nguồn vốn ODA của nước ngoài. Về lâu dài, quan trọng nhất vẫn là tạo cơ chế để TP có thể kêu gọi vốn đầu tư và xã hội hóa đầu tư hạ tầng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận